10 cuộc đụng độ dữ dội nhất giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sau năm 1953

25/08/2015 10:38 GMT+7

(TNO) Sau cuộc chiến kết thúc vào năm 1953, quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên vẫn chưa bao giờ yên ổn với hàng loạt cuộc tấn công vào lãnh thổ của nhau.

(TNO) Sau cuộc chiến kết thúc vào năm 1953, quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên vẫn chưa bao giờ yên ổn với hàng loạt cuộc tấn công vào lãnh thổ của nhau. Các cuộc đụng độ diễn ra rất nhiều lần nhưng rồi cũng rất nhiều lần, 2 bên - từng là anh em chung một nhà - cũng chớp nhoáng “làm lành”.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các tướng lĩnh cấp cao - Ảnh: AFPNhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các tướng lĩnh cấp cao - Ảnh: AFP
Một ví dụ còn nóng hổi về cuộc đối đầu giữa 2 bên là sự cố nã pháo xuyên biên giới giữa 2 miền Triều Tiên hồi tuần trước, dẫn đến hàng loạt cuộc động binh rầm rộ, phía Triều Tiên thậm chí tuyên bố chuẩn bị chiến tranh. Nhưng rồi như thường lệ, mọi chuyện nguội lại khá nhanh. Và cũng như thường lệ, không có giải pháp rốt ráo nào được đưa ra để đảm bảo các hành động tương tự sẽ không tái diễn trong tương lai.
Bloomberg tổng hợp 10 trong số những cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa 2 miền Triều Tiên từ sau chiến tranh 1950 - 1953.
Tấn công phủ Tổng thống Hàn Quốc
Tháng 1.1968, 31 lính đặc nhiệm Triều Tiên hóa trang làm thường dân và lính Hàn Quốc để âm mưu tấn công vào phủ Tổng thống, định giết chết nhà lãnh đạo lúc bấy giờ là Park Chung-hee, cha của Tổng thống đương nhiệm Park Geun-hye.
Tuy nhiên, âm mưu này đã bị phá vỡ khi lực lượng bảo vệ tòa nhà sinh nghi và chất vấn các lính biệt kích giả. Thấy bị lộ, lính biệt kích Triều Tiên liền nổ súng. 27 người Triều Tiên và hơn 30 binh lính, thường dân Hàn Quốc thiệt mạng sau vụ tấn công táo tợn này.
Cuộc đổ bộ của 120 biệt kích Triều Tiên
Quân đội Triều Tiên trong một cuộc biểu dương lực lượng - Ảnh: BloombergQuân đội Triều Tiên trong một cuộc biểu dương lực lượng - Ảnh: Bloomberg
Tháng 10.1968, khoảng 120 biệt kích Triều Tiên xâm nhập các thành phố ven bờ biển phía đông Hàn Quốc, giết 18 người dân nước này, bao gồm cả binh lính và thường dân. Hầu hết số lính biệt kích kể trên sau đó đã bị bắt hoặc tiêu diệt.
Vụ tấn công khiến Hàn Quốc gia tăng nỗ lực tìm cách ngăn ngừa các hành động tương tự trong tương lai. Cuối cùng, sau nhiều năm thương lượng cả công khai và bí mật, chính quyền 2 nước đã công bố một hiệp ước không xâm hại lẫn nhau vào năm 1972, và gọi đây là bước tiến quan trọng cho tiến trình thống nhất.
Đường hầm bí mật
8 binh sĩ Hàn Quốc đã thiệt mạng hồi năm 1975 khi đang dò theo một đường hầm bí mật mà Triều Tiên đào dưới vùng phi quân sự ngăn cách 2 miền Triều Tiên. Họ bị kẹt trong đường hầm dài 3,5 km này và mìn đã phát nổ. Đây chỉ là một trong số 4 đường hầm Triều Tiên đã đào bị Hàn Quốc phát hiện kể từ khi kết thúc chiến tranh.
Dùng rìu chém lính Mỹ
Thủy quân lục chiến Mỹ  và Hàn Quốc tập trận chung - Ảnh: AFPThủy quân lục chiến Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung - Ảnh: AFP
Tháng 8.1976, lính Triều Tiên vác theo rìu đã chém tới tấp vào một nhóm lính Mỹ và Hàn Quốc đang chặt một cây to chắn tầm nhìn ở vùng phi quân sự nằm giữa biên giới 2 bên. Hai sĩ quan Mỹ và 4 lính Hàn Quốc đã bị thương. Nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc bấy giờ là Kim Nhật Thành tuyên bố lấy làm tiếc vì cuộc tấn công này và đặt quân đội trong tình trạng chuẩn bị chiến tranh trong suốt hơn một năm.
Đánh bom ở Myanmar
Tháng 10.1983, điệp viên Triều Tiên đã đặt bom tại một khu lăng mộ tưởng niệm liệt sĩ ở Rangoon, Myanmar, giết chết 17 quan chức Hàn Quốc bao gồm chánh văn phòng phủ tổng thống và phó thủ tướng. Quả bom phát nổ khi Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Chun Doo-hwan đang trên đường tới đây để đặt một vòng hoa tưởng niệm, chỉ sớm hơn lịch trình của ông có vài phút.
Sau vụ này, Hàn Quốc từ chối đối thoại với Tiều Tiên nhiều tháng trời trước khi 2 bên đồng ý cử chung một đội vận động viên đến dự Olympic Los Angeles vào năm 1984.
Cho nổ tung máy bay
Tháng 11.1987, tổng cộng 115 người đã thiệt mạng khi một quả bom phát nổ trên chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không Korean Air giữa bầu trời Myanmar. Hai điệp viên Triều Tiên bị quy trách nhiệm vụ này. Một người sau đó khai ông nhận được lệnh đặt bom từ chính nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc bấy giờ là Kim Jong-il nhằm làm cho Hàn Quốc hỗn loạn trước thềm Olympic mùa hè ở Seoul (Hàn Quốc) vào năm 1988.
Chỉ vài tháng sau cuộc tấn công, Tổng thống Roh Tae Woo nhậm chức ở Hàn Quốc và đưa ra lời đề nghị tiến tới thống nhất thông qua đối thoại. Đến năm 1991, 2 nước đồng ý cùng gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Xâm nhập bằng tàu ngầm
Nhà lãnh đạo KIm Jong-un của Triều Tiên chụp ảnh chung với quân đội trên đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa Paektu (Triều Tiên) - Ảnh: AFPNhà lãnh đạo KIm Jong-un của Triều Tiên chụp ảnh chung với quân đội trên đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa Paektu (Triều Tiên) - Ảnh: AFP
Tháng 9.1996, hơn 20 biệt kích Triều Tiên đã xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc bằng tàu ngầm, bất chấp sự canh phòng nghiêm ngặt của Hàn Quốc. Do thám được cho là mục đích của chuyến thâm nhập táo tợn này. Tuy nhiên, chiếc tàu đã mắc cạn, không thể nào ra biển trở lại. Mọi nỗ lực giải cứu đều bất thành. Toàn bộ số biệt kích này đã tỏa sâu vào lãnh thổ Hàn Quốc khi biết mọi chuyện đã lộ.
Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc săn lùng quy mô cực lớn lần theo dấu vết của toán biệt kích này nhưng họ đã trốn thoát suốt 49 ngày, kịp thời giết chết 17 binh lính, cảnh sát và thường dân Hàn Quốc trước khi 24 lính Triều Tiên bị tiêu diệt, một người bị bắt sống.
Bị tấn công khi đang hồ hởi
Một tàu tuần tra của Triều Tiên đã nã đạn vào tàu quân sự của Hàn Quốc ở vùng biển Hoàng Hải giữa 2 nước vào tháng 6.2002. Cuộc đụng độ này làm 6 người Hàn Quốc và nhiều người Triều Tiên thiệt mạng nhưng không xác định được con số chính xác. Sự cố xảy ra giữa lúc người Hàn Quốc đang phấn khởi ăn mừng sự kiện được chọn đăng cai World Cup 2002 chung với Nhật Bản.
Cuộc tấn công lại khiến 2 nước “làm mặt lạnh” với nhau suốt 2 tháng trước khi nối lại đàm phán cấp bộ trưởng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Lính Hàn Quốc gần vùng phi quân sự phân cách 2 miền Triều Tiên - Ảnh: ReutersLính Hàn Quốc gần vùng phi quân sự phân cách 2 miền Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Đánh chìm tàu chiến
Tháng 3.2010, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc chìm gần ranh giới trên biển giữa 2 nước khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng. Sau một cuộc điều tra đa quốc gia, Hàn Quốc kết luận Triều Tiên đã tấn công tàu bằng ngư lôi trong khi Triều Tiên lắc đầu nguầy nguậy. Hàn Quốc sau đó đã cắt gần như mọi giao thương với Triều Tiên.
Trục vớt tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị Triều Tiên đánh chìm năm 2010 - Ảnh: AFP
Giới chức quốc phòng 2 nước gặp nhau 6 tháng sau vụ chìm tàu nhưng vẫn không tìm được tiếng nói đồng thuận về nguyên nhân gây chìm tàu.
Nã pháo lên đảo
Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hồi năm 2010 - Ảnh: Reuters
Triều Tiên đã nã pháo vào một đảo của Hàn Quốc nằm gần ranh giới trên biển giữa 2 nước vào tháng 11.2010, giết chết 2 thủy quân lục chiến và 2 thường dân Hàn Quốc. Hàn Quốc bắn hàng chục quả đạn để trả đũa.
Về phía Triều Tiên, trước khi cuộc tấn công xảy ra, nước này đã yêu cầu Hàn Quốc chấm dứt các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển gần với lãnh hải nước này.
Triều Tiên đã tẩy chay mọi cuộc đàm phán quân sự trong 4 tháng sau đó, và chỉ trích hành động trả đũa của Hàn Quốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.