|
WMO cho biết nhiệt độ bề mặt các đại dương cao là nguyên dân chính dẫn đến nhiệt độ trong năm 2014 có thể được ghi nhận là cao nhất từ trước đến nay. Nhiều khả năng, 2014 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử, vượt lên trên cả năm 1998, 2005 và 2010.
“Hiện tượng nóng lên toàn cầu không hề dừng lại. Nhiệt độ cao tại bề mặt của các đại dương là sự bất thường và đáng báo động của năm 2014”, Reuters dẫn lời tổng thư kí Tổ chức Khí tượng Toàn cầu Michel Jarraud ngày 3.12.
Nhiệt độ nước biển cao tạo nên lượng mưa và lũ lớn tại một số nước này và gây ra nạn hạn hán tại nhiều nước khác. Trong khi các trận lũ lớn càn quét tại Bangladesh và Anh, một số vùng của Trung Quốc và California đang đối mặt với hạn hán.
Nhiệt độ trung bình trên đất liền và trên bề mặt nước biển trong 10 tháng đầu năm 2014 đã tăng 0.57 độ C so với mức trung bình 14 độ C của giai đoạn 1961 - 1990. Tính cả năm nay, 14 trên tổng số 15 năm được ghi nhận là có nhiệt độ oi ả nhất lịch sử đều thuộc thế kỉ 21, WMO cho biết tại hội nghị về vấn đề biến đổi khí hậu với sự tham gia của 190 nước thành viên ở Lima.
|
Mặt khác, một nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học tại trường Đại học Irvine tại California cho biết liên tục trong 21 năm qua, cứ mỗi 2 năm băng ở vùng phía tây Nam cực lại tan chảy một khối lượng lớn bằng gấp đôi kích cỡ của của ngọn núi Everest.
Hiện tượng băng tan là điều đã diễn ra từ rất lâu, nhưng đến bây giờ mọi người mới biết tốc độ diễn ra nhanh chóng của nó, theo tờ the Washington Post.
Song, báo cáo vừa công bố của WMO cũng chỉ ra: 72 cơn bão nhiệt đới đã được ghi nhận trong năm nay, thấp hơn nhiều so với con số trung bình 89 cơn bão mỗi năm được ghi nhận trong suốt nhiều năm qua.
Thu Thảo
>> Nhật chi 1,5 tỉ USD cho quỹ khí hậu xanh
>> Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đà Nẵng
>> Biến đổi khí hậu thu nhỏ động vật
>> Các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động khẩn cấp vì biến đổi khí hậu
>> Ưu tiên vốn cho các dự án ứng phó biến đổi khí hậu
Bình luận (0)