|
Theo Th.S Kỳ, bờ biển nước ta có chiều dài khoảng 3.264 km qua 29 tỉnh/thành phố, với tổng diện tích vùng ven biển (gồm các xã tiếp giáp bờ biển và các xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng biển, triều cường) là 1,6 triệu ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên, dân cư sinh sống chiếm trên 10% dân số cả nước. Ở thời điểm năm 1943, tổng diện tích rừng ngập mặn toàn quốc là 408.500 ha, nhưng hiện tại chỉ còn 166.000 ha (mất đi hơn 242.000 ha, chiếm gần 60%). Nguyên nhân chủ yếu là do nạn phá rừng làm đầm nuôi tôm tự phát, quảng canh, chuyển mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thủy sản; thảm họa thiên nhiên như gió bão tàn phá rừng, sạt lở đất bờ biển, bờ sông. Đặc biệt là những tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng...
Theo Th.S Trần Thanh Cao (Viện Khoa học lâm nghiệp Nam bộ), cần thực hiện 3 nhóm giải pháp kỹ thuật là giám sát sức khỏe rừng, nuôi dưỡng rừng và sử dụng rừng ngập mặn bền vững. Muốn vậy, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thủy sản, lâm nghiệp, giao thông thủy, công trình cảng, du lịch, tài nguyên môi trường... và sự đồng thuận cũng như tham gia tích cực của cộng đồng cư dân ven biển. ThS Cao cũng đưa ra một số mô hình quản lý, sử dụng rừng bền vững như khoán bảo vệ rừng với nhiều chính sách ưu đãi ở Cần Giờ (TP.HCM); đồng quản lý rừng ở Sóc Trăng; khoán bảo vệ rừng kết hợp nuôi thủy sản ở Cà Mau; khoán rừng và đất rừng cho các cộng đồng ở Kiên Giang…
Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia, rừng ngập mặn có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với người canh tác rừng mà nó còn có tác động rất lớn đến vấn đề sinh quyển, môi trường, an ninh quốc gia... Do đó, các cơ quan chức năng địa phương cần có những chính sách, biện pháp, những hành động cụ thể để bảo vệ và khai thác rừng hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền, tập huấn để nâng cao ý thức của người dân trong việc khai thác bảo vệ rừng.
Gia Bách
>> Phá rừng gỗ quý
>> Phá rừng, dự án treo… làm nóng ‘nghị trường’
>> Vì sao cả làng cùng phá rừng?
>> Phá rừng để làm đường
Bình luận (0)