Đây là cuộc thi lập trình được tổ chức lần đầu tiên tại VN, thu hút hơn 1.000 ứng viên đăng ký tham dự. Kết thúc vòng loại, ban tổ chức đã chọn 29 đội với 110 ứng viên cùng nhau so tài trong đêm chung kết.
Theo quy định, các đội phải làm việc liên tục trong 24 giờ đồng hồ để hoàn thành sản phẩm, sau đó tiến hành thuyết minh sản phẩm trước ban giám khảo. Tiêu chí chấm giải là: ý tưởng mới, có tác động đến xã hội, sự thân thiện với người dùng, độ khó kỹ thuật.
tin liên quan
Chàng trai 9X Sài Gòn bỏ đại học Việt Nam sang Úc tìm hiểu... showbizỞ Úc, chàng trai 9X Sài Gòn được đào tạo bài bản về những kỹ năng để trở thành một nhà sản xuất âm nhạc, người quản lý nghệ sĩ hay rộng hơn là người 'sáng tạo nghệ thuật' có tính hệ thống.
Nhóm kỹ sư gồm 3 thành viên: Đào Trần Bằng, Nguyễn Hoàng Phong và Lý Thụy Vi. “Tôi và thành viên trong đội rất vui mừng với kết quả này. Thế nhưng, cái đáng giá hơn là kết quả này cho thấy đội đã làm việc ăn ý và tự tin hơn. Sản phẩm của chúng tôi có tên KID NEWS - là kênh tin tức hằng ngày được viết lại dưới ngôn ngữ dành cho trẻ em. Chúng tôi quyết định tiếp tục thử sức với sản phẩm liên quan tới giáo dục và công nghệ”, Bằng cho biết.
|
Trước đó, tại cuộc thi lập trình công nghệ trong lĩnh vực giáo dục lớn nhất Ðông Nam Á Edtech Asia Hackathon 2016, do tổ hợp công nghệ giáo dục Topica và Công ty phát triển công nghệ giáo dục EdTech Asia đồng tổ chức lần đầu tiên tại VN (với sự tài trợ của Facebook và Google), kỹ sư Ðào Trần Bằng cùng Lý Thụy Vi đã giành được giải nhì và được Facebook chọn trao gói tài trợ trị giá 80.000 USD dành cho đội có sản phẩm mobile app xuất sắc nhất.
Sản phẩm này có tên Kid REC - là phần mềm trên máy tính bảng, điện thoại thông minh hướng tới xây dựng kỹ năng cảm xúc cho trẻ từ 5 - 10 tuổi bằng cách dùng công nghệ làm công cụ để giúp các bé tương tác với ba mẹ và người thân xung quanh.
tin liên quan
Chàng trai được Facebook tài trợ 80.000 USDĐào Trần Bằng (28 tuổi) đã khiến các 'ông lớn' trong ngành công nghệ như Facebook, Google... phải chú ý.
Nhóm trưởng Đào Trần Bằng trải lòng: “Nghĩ lại, tôi thấy biết ơn những ngày tháng tuổi thơ và những khó khăn, thiếu thốn lúc còn là sinh viên đã giúp mình vững vàng hơn rất nhiều. Ngay từ năm 3 tuổi, ông ngoại tôi đã lên một chương trình để dạy tôi sớm biết chữ, học thuộc bài mới cho đi chơi, đi chơi về dò lại mà quên thì ăn đòn".
"Đến khi học đại học thì gia đình tôi phá sản, dù mẹ vẫn cố gắng gửi tiền vào Sài Gòn để tôi ăn học nhưng bản thân tôi không muốn như thế. Thời điểm ấy, tôi đã làm các công việc IT trên trang freelancer.com với khách nước ngoài nên đủ tiền tiêu cho mình và em trai. Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn được dạy là phải giỏi thì người ta mới phục, phải tốt người ta mới nể. Chính vì vậy, phương châm sống của tôi là phải cố gắng giỏi hơn mỗi ngày, thử thách bản thân nhiều hơn là cách để giỏi hơn”, Băng kể thêm.
Bình luận (0)