Một nạn nhân của nạn buôn bán người cầu nguyện tại trại tị nạn của chính quyền ở quận Takua Pa, Phang Nga, Thái Lan - Ảnh: Reuters |
Dù nạn nô lệ được ghi nhận ở tất cả 167 quốc gia được khảo sát, nhưng Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Uzbekistan và Nga là 5 nước đứng đầu trong số đó với với 22 triệu người chịu cảnh nô lệ, chiếm 61% trong tổng số nạn nhân nô lệ toàn cầu. Trong đó, chỉ riêng với Ấn Độ, con số nô lệ đã là 14,29 triệu người.
Theo báo cáo được CNN trích dẫn ngày 18.11, số lượng nô lệ trên toàn thế giới đã tăng 20% so với năm ngoái. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng lao động cưỡng bức tạo ra 150 tỉ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi năm, là nguồn thu lợi bất chính lớn thứ hai của các tổ chức tội phạm quốc tế, sau việc buôn bán ma tuý.
Theo ông Andrew Forrest, chủ tịch vừa là nhà sáng lập Quỹ Walk Free, người tị nạn là đối tượng dễ trở thành nô lệ nhất. Kevin Bales, tác giả chính của báo cáo nói: “Không ngạc nhiên khi những nước có tỉ lệ nô lệ lớn đều là những nước đang có chiến sự, xung đột như Syria, và một số nước khác có vấn đề về kinh tế và môi trường”.
36,8 triệu người đang sống cảnh nô lệ - Ảnh minh hoạ: Reuters |
Mauritania ở Tây Phi là nước có tỉ lệ nô lệ cao với 4% dân số rơi vào cảnh nô lệ, theo sau là các nước Uzbekistan 3.97%, Haiti 2.3% và Qatar 1.35%. Những nơi có số trường hợp nô lệ thấp là Iceland và Luxembourg. Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Mỹ và Úc là những nước có nhiều nỗ lực giảm thiểu nạn nô lệ.
Chế độ nô lệ hiện nay, theo như báo cáo định nghĩa là việc buôn bán người, ép buộc người khác phải lao động, gán cho họ nợ nần, ép buộc và nô lệ trong hôn nhân hoặc bóc lột tình dục.
Thu Thảo
>> Nô lệ tình dục của IS van xin được chết vì bom
>> Lao động Việt Nam 'làm việc như nô lệ' trong ngành điện tử Malaysia
>> Hai kẻ ác dâm bắt cóc con tin làm nô lệ tình dục suốt 2 tháng
>> Lời kể kinh hoàng của thiếu nữ Iraq bị IS bắt làm nô lệ tình dục
>> Án tử hình cho kẻ bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục
>> IS xử bắn, chặt đầu 5.000 đàn ông, bắt 7.000 phụ nữ làm nô lệ tình dục
Bình luận (0)