Trong đó TP.HCM cao nhất (29 ca), Đắk Lắk (2), Bình Dương (2); các địa phương Khánh Hòa, Phú Yên, Long An và Trà Vinh mỗi nơi có 1 ca. Số ca nhiễm liên tục tăng lên trong các tuần gần đây, tuy nhiên hầu hết đều có triệu chứng rất nhẹ.
Ông Phu nhận định, hiện vi rút Zika đã trở thành bệnh lưu hành trong cộng đồng, vấn đề được giới chuyên môn quan tâm hàng đầu trong công tác phòng chống dịch Zika hiện nay là đảm bảo sức khỏe của thai phụ, dự phòng và giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc chứng đầu nhỏ do vi rút Zika.
tin liên quan
30 trường hợp mắc Zika, TP.HCM lập ban chỉ đạo phòng chống dịchChiều 3.11, UBND TP.HCM đã triệu tập cuộc họp với các sở ngành, UBND các quận huyện trên địa bàn TP để bàn về công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika.
PGS-TS Trần Danh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, Hà Nội cho biết ngoài việc tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt, phụ nữ có thai đi khám trước 28 tuần để phát hiện sớm dị tật thai nhi (nếu có). Cả nước đã có hệ thống chẩn đoán trước sinh, phụ nữ mang thai nên siêu âm 3 lần trong thai kỳ vào các thời điểm: 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Đối với các ca mới sinh, có thể chẩn đoán dị tật đầu nhỏ bằng việc quan sát hình thái của đầu về biến dạng xương sọ, đo kích thước vòng đầu, chụp cộng hưởng từ để biết cấu trúc não.
Bình luận (0)