Nhiều câu chuyện khoa học, nhiều kiến thức chúng ta được dạy ở trường thật ra không đúng với thực tế. Tuy nhiên, sở dĩ chúng vẫn có sức thuyết phục là vì những câu chuyện, kiến thức đó cũng dựa một phần vào thực tế.
Tắc kè hoa thay đổi màu sắc chủ yếu để duy trì thân nhiệt và giao tiếp với đồng loại - Ảnh: AFP
Đấy là những kiến thức bạn được thầy cô dạy nhưng những nghiên cứu khoa học đã chứng minh là sai, theo Business Insider.
1. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc để ngụy trang
Thật ra, khả năng thay đổi màu sắc của tắc kè hoa chủ yếu là để duy trì thân nhiệt và là cách để chứng giao tiếp với đồng loại chứ không phải trốn tránh kẻ thù ăn thịt.
Trong tự nhiên, bậc thầy thay đổi màu sắc để ngụy trang phải kể đến không phải là tắc kè hoa mà chính là mực nang, theo Business Insider.
2. Isaac Newton phát hiện ra trọng lực khi bị táo rơi trúng đầu
Đây chỉ là câu chuyện huyền thoại. Nó không đúng thực tế mà chỉ mượn một vài chi tiết trong thực tế. Thật ra, quả táo không rơi trúng đầu Newton. Ông bắt đầu tìm ra lý thuyết về trọng lực khi quan sát những quá táo rụng từ cây xuống đất. Khi đó, Newton bắt đầu suy nghĩ về hiện tượng này.
Hiện nay, có những chương trình, phương pháp mới dạy trẻ 6 - 12 tháng biết đọc chữ, biết nói tiếng Anh, biết làm toán... Đó là một sự 'cưỡng bức'’, làm cho não của trẻ phát triển lệch lạc.
3. Albert Einstein học rất tệ môn toán và là học sinh dốt
Đây có thể là câu chuyện rất hay để động viên bọn trẻ, rằng dù chúng có là học sinh ngu dốt thì vẫn có khả năng trở thành thiên tài. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Ngay từ nhỏ, Einstein đã rất giỏi môn toán cũng như nhiều môn học khác. Có lẽ những thông tin nói rằng ông học dốt khi còn nhỏ xuất phát từ việc ông bị trượt trong kỳ thi tuyển đầu vào ở Bách khoa Zurich, một trường cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật khá danh tiếng thời đó ở Thụy Sĩ, theo Business Insider.
4. Kim cương hình thành do than chì bị nén ở áp suất lớn
Sự hiểu lầm này có lẽ là do vì cả kim cương và than chỉ đều có cấu trúc carbon và hình thành sâu dưới lòng đất, trong điều kiện áp suất lớn và nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, carbon hình thành kim cương tinh khiết hơn nhiều carbon hình thành than chì. Quá trình hình thành kim cương cũng đòi hỏi nhiệt độ cao và áp suất lớn hơn.
Trong khi bạn bè đồng trang lứa chuẩn bị vào đại học thì nữ sinh Nkechinyere Chidi-Ogbolu, 18 tuổi, đã có trong tay tấm bằng cử nhân. Vào sắp tới, Nkechinyere sẽ bắt đầu chương trình tiến sĩ tại Đại học California-Davis (Mỹ).
Bé gái bị người bà nhét vào bao tải rồi đá, đánh mặc cho em gào khóc. Em cũng bị người dì trừng phạt bằng một trận đòn khác. Họ xem đây là cách dạy dỗ con cháu và trị những ‘thói quen xấu’.
Bình luận (0)