Những năm gần đây, các dòng xe tay ga đang dần trở nên phổ biến và lấn át so với xe máy số nhờ phong cách thiết kế đẹp, công nghệ hiện địa, dễ sử dụng và hợp thị hiếu nhiều người. Tuy nhiên, so với những dòng xe số cơ bản, xe tay ga có kết cấu phức tạp và thường “làm khó” người dùng bởi những “căn bệnh” tiềm ẩn. Dưới đây là 4 cơ bản lỗi thường gặp nhất trên xe tay ga mà người dùng dễ dàng “bắt bệnh” và có thể sửa chữa ngay tại nhà.
1. Khởi động xe không nổ máy
Sau một thời gian dài không sử dụng, hoặc thỉnh thoảng vào buổi sáng tiết thời lạnh... một số xe tay ga thường bị “chứng” khó khởi động. Đây là hiện tượng thường gặp nhất, khiến nhiều người không rành về xe lo lắng, nhất là chị em phụ nữ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi như trên. Tuy nhiên, thường là do dưới tác động của nhiệt độ môi trường, hay xe sau thời gian dài không sử dụng làm ảnh hưởng chất lượng xăng cũng như không khí trong buồng đốt.
|
Cách khắc phục khá đơn giản. Đầu tiên, khi khởi động lại, bạn nên bật chìa khóa cho đèn check engine bật sáng, lúc này bạn nên để từ 3 - 5 giật cho hệ thống bơm xăng điện tử sẽ hoạt động nạp nhiên liệu vào vòi bơm. Đến khi check engine tắt, bạn tắt công tắc chìa khóa. Cứ lặp đi lặp lại việc tắt bật chìa khóa từ 3 - 5 lần. Mục đích để giúp bổ sung hỗn hợp xăng, không khí trong buồng đốt. Sau đó bật chìa khóa và nhấn nút khởi động.
Nếu thử vài lần không được, bạn không nên cố ấn nút đề liên tục vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đề và không hiệu quả, vì có thể xe đã hết bình ắc-quy. Lúc này, bạn nên tắt chìa khóa và kiên nhẫn chờ khoảng 5 phút để bình có thể hồi điện. Sau đó, bạn thực hiện lại thao tác đề nổ.
2. Xe bỗng nhiên bị “ì”, “rồ”, kéo ga không vọt
Một lỗi khác cũng khá thường gặp với xe tay ga là hiện tượng xe đang đi bình thương… bỗng dưng bị “ì”, nặng và kéo ga nghe tiếng máy rồ to nhưng xe không vọt lên được. Với trường hợp này, rất nhiều người lầm tưởng do động cơ có vấn đề. Tuy nhiên, không ít trường hợp lỗi rất đơn giản nằm ở lốp xe hoặc phanh.
|
Trước hết, bạn kiểm tra áp suất lốp. Các xe tay ga hiện nay đa phần sử dụng lốp không săm. Với loại lốp này, nếu chỉ nhìn sơ qua rất khó phát hiện vì khi lốp bị non (không đủ áp suất tiêu chuẩn), bề ngoài lốp vẫn căng và ít biến dạng. Trường hợp này bạn cần bơm thêm hơi cho lốp xe.
Nếu không phải lỗi do lốp xe, bạn tiếp tục kiểm tra phanh xe cả trước và sau. Rất có thể xe của bạn bị kẹt phanh. Trường hợp này có thể tự khác phục được bằng cách vệ sinh, lau chui má phanh, pít-tông phanh hoặc xả bớt dầu phanh.
3. Xe đột ngột tắt máy khi giảm ga
Rất nhiều trường hợp người sử dụng xe tay ga, khi giảm ga thì máy tự động tắt và rất khó khởi động lại sau đó. Tình trạng này không những gây khó chịu mà còn rất nguy hiểm trong nhiều trường hợp khi đang lái xe lưu thông trên đường.
|
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này, ngoài do chất lượng xăng, thường do bộ phận lọc gió bị bám bụi, khiến không khí không đủ vào bộ chế hòa khí, nhất là khi người lái giảm ga, lượng không khí hút vào càng ít, không đủ để cháy xăng dẫn đến động cơ dễ bị tắt.
Với trường hợp đang lái xe và bị tắt máy giữa đường, bạn nên dẫn xe vào lề đường, tắt xe khoảng 10 - 15 phút để máy nguội rồi khởi động lại máy và tiếp tục di chuyển tạm. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể tự kiểm tra và vệ sinh bộ phận lọc gió. Nếu lọc gió quá bẩn, bạn nên thay lọc gió mới.
4. Xe bị đảo bánh nhẹ
Đây cũng là một lỗi mà người sử dụng xe tay ga hay gặp. Khi xe di chuyển với tốc độ cao khoảng 40-50 km/giờ, người lái có cảm giác xe bị đảo, không ổn định hoặc nhiều trường hợp xe có cảm giác bị nghiêng hẳn sang một bên.
|
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này cũng rất nhiều, phức tạp có thể do chảng ba, phuộc xe gặp vấn đề. Tuy nhiên, thông thường hiện tượng đảo nhẹ bánh xe đa phần do lốp xe gặp vấn đề. Có thể đơn giản do lốp bị non (không đủ áp suất tiêu chuẩn), hay phổ biến nhất do lốp xe mòn không đều (do thói quen sử dụng, chất lượng lốp, điều kiện đường sá vận hành…).
Để khắc phục, bạn chỉ cần bơm đủ hơi cho các bánh xe. Trường hợp lốp quá mòn thì tiền hành thay lốp mới để đảm bảo an toàn.
Bình luận (0)