Đau tim là một trong những căn bệnh giết người nhiều chất thế giới. Dù vậy, không phải ai bị đau tim cũng sẽ tử vong. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và kiểm soát nồng độ cholesterol sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ bị đau tim, theo chuyên trang sức khỏe Prevention.
Tuy nhiên, dù đã tuân thủ những điều này thì một người vẫn có thể bị đau tim do những yếu tố sau:
Mắc bệnh tự miễn
Các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vẩy nến đều làm tăng nguy cơ đau tim. Ngoài ra, nguy cơ này cũng xuất hiện ở thai phụ xuất hiện bệnh tự miễn.
Thời tiết lạnh
Thời tiết trở lạnh và nhiệt độ không khí xuống thấp có thể gây nguy hiểm cho tim. Vì khi trời lạnh, cơ thể sẽ cố gắng duy trì thân nhiệt, các mạch máu co lại và hẹp hơn. Chính những thay đổi này sẽ làm tăng khả năng xảy ra cơn đau tim.
Tăng cường độ tập đột ngột
Tập luyện thường xuyên là thói quen rất cần thiết nếu giảm cân và khỏe mạnh. Điều quan trọng là phải chú ý cách tập. Nếu bạn là người thường ngày ít vận động thì không nên lao vào tập các bài cường độ cao ngay.
Vì nếu tập luyện với cường độ cao một cách đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim thay vì ngăn ngừa đau tim. Do đó, cách tốt là người tập nên tăng dần cường độ một cách từ từ.
Trên thực tế, không chỉ tập luyện thể chất mà bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi gắng sức quá mức một cách đột ngột, chẳng hạn như quá sức khi quan hệ tình dục, cũng có thể gây đau tim. Nguy cơ này đặc biệt cao với những người lớn tuổi.
Nguyên nhân là do đột ngột vận động cường độ cao sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng trong cơ thể, dẫn đến biến động lượng máu lưu thông đến tim và gây đau tim.
Ung thư
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện mối liên kết giữa ung thư và đau tim. Xạ trị ở ngực, đặc biệt là phía bên ngực trái gần vị trí của tim, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Bệnh mạch vành sẽ làm tăng rủi ro xảy ra đau tim, theo Prevention.
Bình luận (0)