Trĩ
Bệnh trĩ là hệ quả thường thấy khi bị táo bón kéo dài. Táo bón khiến phân không thể tống ra ngoài, trực tràng chịu áp lực khiến các tĩnh mạch xung quanh phình lên bất thường.
tin liên quan
Nên hạn chế 4 'món' này để không bị táo bónMáu tích tụ và hình thành các khối u gây đau đớn. Bệnh trĩ có thể xuất hiện bên trong, phần bên dưới của trực tràng hoặc bên ngoài, phần gần hậu môn, theo Health24.
Xuất hiện các vết nứt da nhỏ
Táo bón khiến phân không tống ra ngoài được sẽ gây áp lực đè lên vùng da xung quanh trực tràng, hình thành các vết nứt nhỏ. Tình trạng này có thể gây chảy máu và đau khi đi ngoài.
Máu chảy qua các vết nứt ấy thường có màu đỏ tươi. Những vết nứt này thường sẽ tự lành 1 đến 2 tuần sau khi táo bón được chữa khỏi.
Sa trực tràng
Sa trực tràng là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhưng ít gặp của táo bón. Sa trực tràng xảy ra khi trực tràng trượt khỏi vị trí tự nhiên và nhô ra bên ngoài hậu môn.
tin liên quan
4 thói quen ít ai ngờ lại dẫn đến bệnh tiểu đườngCác triệu chứng thường thấy của sa trực tràng gồm đau vùng bụng dưới, có thể chảy máu và trực tràng lồi ra ngoài qua hậu môn. Điều trị chứng sa trực tràng tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
Trong trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật đưa trực tràng vào trong, theo Cleveland Clinic.
Cơ thể mệt mỏi
Mệt mỏi là tình trạng thường đi kèm với táo bón. Táo bón khiến cơ thể mệt mỏi vì bị thiếu dinh dưỡng. Khi trực tràng đầy phân, cơ thể sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hơn, dẫn đến tình trạng mệt mỏi yếu sức.
Bình luận (0)