5 cách giúp bạn không quên những việc quan trọng cần làm

5 cách giúp bạn không quên những việc quan trọng cần làm

12/07/2016 21:52 GMT+7

Các bạn trẻ thường có thói quen lập danh sách những việc cần làm (to-do list) cho mỗi ngày, mỗi tuần thậm chí là cả tháng, nhưng rồi lại nhanh chóng cho danh sách ấy vào lãng quên. Vậy nguyên nhân do đâu?

Đó là do các bạn chưa thực sự xây dựng một danh sách khoa học và phù hợp với tính chất của những công việc cần làm. Một danh sách việc cần làm không chỉ đơn thuần là liệt kê ra những việc cần làm tại một điểm thời gian nhất định trong tương lai mà nên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiêm, đồng thời hạn chế cảm giác “nhìn vào là ngán”.
Dưới đây là 5 mẹo xây dựng một danh sách việc cần làm đơn giản và khoa học được  trang The Muse chia sẻ.
Phương pháp 1: Nếu bạn thuộc kiểu người “ham công tiếc việc”, thường cố gom nhiều việc để hoàn thành trong một ngày thì nên áp dụng công thức 1-3-5 vào danh sách của mình.
Công thứ 1-3-5 sẽ giúp bạn không bỏ sót những nhiệm vụ quan trọng và giảm tình trạng quá tải cho danh sách. (Ảnh: The Muse)
Công thứ 1-3-5 sẽ giúp bạn không bỏ sót những nhiệm vụ quan trọng và giảm tình trạng quá tải cho danh sách Ảnh: The Muse
Vị trí số 1 là 1 nhiệm vụ quan trọng nhất buộc bạn phải hoàn thành trong ngày hôm đó. Tiếp đến là 3 nhiệm vụ có độ quan trọng trung bình và cuối cùng là 5 nhiệm vụ nhỏ, tốn ít thời gian và độ quan trọng thấp nhất.
Cách phân loại này sẽ giúp bạn cân nhắc hơn về số nhiệm vụ được đưa vào danh sách và do đó sẽ không rơi vào tình trạng bỏ cả một danh sách vì quá tải.
Phương pháp 2: Nếu bạn thuộc kiểu người làm việc theo tâm trạng hoặc thời gian trong ngày thì nên sử dụng phương pháp này. Danh sách sẽ được lập dựa trên khoảng thời gian bạn cảm thấy có thể làm việc hiệu quả nhất trong ngày.
Thời gian bạn ở mức năng lượng cao nhất sẽ dành cho nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là “khó nuốt” nhất. Tiếp đó là khoảng thời gian hiệu quả làm việc giảm dần sẽ dành cho nhiệm vụ bình thường và nhiệm vụ dễ thực hiện.
Phương pháp 3: Nếu bạn không biết cách nên bỏ bớt nhiệm vụ nào ra khỏi danh sách vì “trông cái nào cũng có vẻ quan trọng” thì nên tìm đến phương pháp này. Hãy vẽ một sơ đồ như hình minh họa và xét mức độ quan trọng và khẩn cấp của từng công việc. Và cuối cùng, sau khi hoàn thành, những thứ bạn không cần phải làm sẽ nằm ở ô bên phải dưới cùng.
Bạn sẽ dễ dàng lọc được những nhiệm vụ không cần thiết ra khỏi danh sách với phương pháp này. (Ảnh: The Muse)
Bạn sẽ dễ dàng lọc được những nhiệm vụ không cần thiết ra khỏi danh sách với phương pháp này
Phương pháp 4: Nếu bạn luôn trong tình trạng cảm thấy thời gian trôi qua nhanh, không đủ để hoàn thành danh sách việc cần làm thì nên chia khung thời gian cho mỗi nhiệm vụ.
Chọn “chủ đề” cho nhiệm vụ cũng là một cách thú vị để “xử đẹp” những việc tồn đọng. (Ảnh: The Muse)
Còn phương pháp này sẽ giúp bạn cảm thấy “dễ thở” hơn khi thực hiện các nhiệm vụ
Phương pháp 5: Và nếu bạn buộc phải giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ cùng một lúc, hãy chọn “chủ đề” cho mỗi ngày, từ đó sắp xếp các nhiệm vụ theo cùng một “chủ đề” vào một ngày nhất định để tập trung giải quyết.
Chọn “chủ đề” cho nhiệm vụ cũng là một cách thú vị để “xử đẹp” những việc tồn đọng. (Ảnh: The Muse)
Chọn “chủ đề” cho nhiệm vụ cũng là một cách thú vị để “xử đẹp” những việc tồn đọng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.