• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao ngay cả khi không bị tiểu đường

Ngọc Quý
Ngọc Quý
26/06/2019 04:31 GMT+7

Đường huyết cao là dấu hiệu thường thấy ở người bị bệnh tiểu đường . Nhưng trên thực tế, người không bị tiểu đường vẫn có thể bị tăng đường huyết. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh, thận, mắt và tim.

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì hãy sớm tìm đến bác sĩ:
Luôn mệt mỏi
Đường huyết cao thường kèm theo dấu hiệu là cơ thể mệt mỏi. Nguyên nhân là vì các tế bào trong cơ thể không thể hấp thụ đủ lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng.
Thiếu năng lượng sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể và gây mệt mỏi, theo Medical News Today.
Mờ mắt
Đường huyết cao có thể làm thủy tinh thể trong mắt bị phồng lên, khiến việc tập trung thị giác vào một điểm bất kỳ trở nên khó khăn. Nếu không được điều trị đúng cách thì mắt mờ do đường huyết cao có thể dẫn đến suy giảm thị lực, theo Mayo Clinic.
Cách để khác phụ mờ mắt là hãy đến khám bác sĩ để được hướng dẫn hạ đường huyết trở lại bình thường.
Đi tiểu liên tục
Khi đường huyết tăng cao, thận sẽ hoạt động hết mức để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nguyên liệu cần thiết cho cơ chế này là nước. Do đó, đường huyết cao sẽ gây khát nước và đi tiểu liên tục.
Vết loét lâu lành
Lượng đường trong máu quá cao sẽ làm máu lưu thông chậm lại. Chính điều này làm rối loạn khả năng phục hồi thương tổn của cơ thể.
Do đó, bất kỳ vết lở loét nào, đặc biệt là ở bàn chân, đều sẽ lâu lành hơn bình thường. Máu lưu thông chậm lại cũng khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng bàng quang và nhiễm nấm, theo MSN.
Nhức đầu
Đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến các loại hoóc môn có vai trò quan trọng với chức năng não. Cụ thể, hai loại hoóc môn epinephrine và norepinephrine có khả năng lãm giãn và co mạch máu.
Ảnh hưởng do đường huyết cao lên 2 loại hoóc môn này có thể khiến mạch máu co giãn bất thường, gây rối loạn lưu thông máu. Những cơn đau đầu sẽ xuất hiện và tự hết khi lưu thông máu trở lại bình thườn, theo MSN.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.