8 triệu chứng 'tố cáo' bạn có thể mắc bệnh tiểu đường, chớ bỏ qua!

Thiên Lan
Thiên Lan
17/06/2019 04:27 GMT+7

Tiểu đường cũng được xếp vào một trong những “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới , chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch.

Bệnh thường diễn biến âm thầm, trong nhiều trường hợp, đến khi xuất hiện biến chứng người bệnh mới sốc khi biết mình mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể kháng insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Insulin là hoóc môn được sản xuất bởi tuyến tụy, giúp điều chỉnh chuyển động đường trong các tế bào, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, theo Doctor NDTV.
Khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường loại 2, hoóc môn insulin gặp trục trặc trong việc chuyển hóa đường huyết thành năng lượng.
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm tiểu đường loại 2 có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể gây ra cơn đói thường xuyên. Nó có thể khiến vết thương lâu lành. Có thể tăng nhiễm trùng nấm men nếu bị tiểu đường loại 2.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ảnh hưởng đến một 1/4 số người ở phương Tây và là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan trên toàn thế giới. Nó liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì và tiểu đường loại 2.
Hãy đi xét nghiệm máu nếu gặp các triệu chứng sau đây, vì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường loại 2, theo Doctor NDTV.

1. Tiểu tiện thường xuyên

Bệnh tiểu đường loại 2 dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu. Thận sẽ cố gắng lọc lượng đường dư thừa này từ máu. Dẫn đến tiểu tiện thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Đây có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường loại 2.

2. Thường xuyên khát nước

Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể bạn có thể phải đối mặt với việc mất nước. Việc loại bỏ lượng đường dư thừa từ máu của thận có thể dẫn đến mất nước, khiến bạn cảm thấy khát nhiều hơn bình thường, theo Doctor NDTV.
 
3. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng. Vì các tế bào cơ thể không thể nhận đủ năng lượng, từ đó có thể gây ra mệt mỏi.

4. Thường xuyên cảm thấy đói bụng

Hệ thống tiêu hóa phân hủy đường thành glucose, làm nhiên liệu cho cơ thể. Vì vậy, thiếu lượng đường vận chuyển từ máu đến các tế bào. Kết quả là, cơ thể có thể cảm thấy đói ngay sau khi ăn no.

5. Thị lực suy giảm

Lượng đường dư thừa trong máu do bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong mắt. Nhìn mờ có thể xảy ra ở cả hai mắt. Đừng bỏ qua điều này, vì nó cũng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

6. Vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu. Do đó, vết thương có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để lành. Cũng có thể dễ bị nhiễm trùng do các vết thương.

7. Tê hoặc đau ở tay hoặc chân

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ảnh hưởng đến thần kinh. Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, và thần kinh cũng bị ảnh hưởng tương tự. Từ đó, có thể cảm thấy tê hoặc cảm giác ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, theo Doctor NDTV.

8. Ngứa và nhiễm trùng nấm men

Lượng đường trong máu dư thừa có thể dẫn đến sự hình thành nấm men và gây nhiễm nấm. Nhiễm trùng nấm men xảy ra trên các khu vực ẩm ướt như miệng, nách, gây ngứa, đỏ, đau nhức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.