Vướng rào cản từ chính sách, ô tô nhập khẩu tắc đường về
Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN giảm về 0% từ năm 2018 từng được kỳ vọng sẽ mở cánh cửa để ô tô sản xuất tại Thái Lan, Indonesia… tràn về Việt Nam, thế nhưng thực tế diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2018 lại hoàn toàn trái ngược. Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo bảo dưỡng ô tô được Chính phủ ban hành tháng 10.2017 cùng với Thông tư 03 của Bộ giao thông Vận tải, vô hình dung tạo ra rào cản, siết chặt hoạt động nhập khẩu bắt đầu từ năm 2018.
|
Trong đó, việc phải cung cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu (VTA) được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài được xem là thách thức lớn nhất đối với các DN. Một số DN phải mất hàng tháng trời mới có được VTA phù hợp với quy định của Bộ GTVT. Bên cạnh đó, mỗi lô xe nhập khẩu về Việt Nam ngoài việc phải cung cấp đủ thủ tục giấy tờ theo quy định mới, đều phải lấy mẫu kiểm tra tiêu chuẩn khí thải, an toàn kỹ thuật. Những quy định mới, khiến các DN phải mất thời gian để đáp ứng, hoạt động nhập khẩu ô tô theo đó gần như bị “đóng băng” trong giai đoạn đầu năm.
Tính đến,thời điểm hiện tại, số lượng DN hoàn tất thủ tục nhập khẩu ô tô về VN chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong đó, phần lớn các DN đã có giấy chứng nhận VTA phù hợp với quy định của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đối với các mẫu ô tô nhập từ Thái Lan, Indonesia và Mỹ. Còn lại những mẫu xe vốn được nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc… vẫn chưa được cấp loại giấy tờ này.
|
Ô tô khan hàng, đội giá bán
Ô tô nhẩu tắc đường về, nguồn cung sụt giảm mạnh trong khi xe lắp ráp trong nước không đủ khỏa lấp khoảng trống ở một số phân khúc… dẫn đến tình trạng khan hàng, đội giá bán trên thị trường. Đơn cử như dòng Toyota Fotuner được đại lý báo giá tăng gần 100 triệu đồng kèm gói phụ kiện. Giá bán các phiên bản Fotuner đã qua sử dụng thậm chí còn cao hơn giá xe mới được hang niêm yết.
Một số dòng xe như Honda CR-V được DN nhập về với số lượng hạn chế trong bối cảnh thị trường “khát xe nhập” khiến người mua phải chịu thiệt khi phải bỏ thêm từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng để sở hữu. Trong khi đó, từ tháng 3.2018 một số mẫu xe bán tải, SUV 7 chỗ hạng trung… vốn được nhập từ Thái Lan, Indonesia gần như không còn xe để bán.
|
Xe nhập khẩu khan hàng, ô tô lắp ráp cũng không kịp nguồn cung trước sức mua của người tiêu dùng khiến thị trường trở nên náo loạn, đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao giữa quý I và quý II năm 2018.
Xe lắp ráp áp đảo thị trường
Thị trường ô tô Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 chứng kiến hai thái cực đối lập giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Hoạt động nhập khẩu bị ngưng trệ khiến nhiều mẫu mã mới từng dạm ngỏ thị trường vẫn chưa thể về Việt Nam, trong khi một số dòng xe xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản không còn để bán tại các đại lý, doanh số theo đó cũng giảm mạnh.
|
Trong khi đó, với lợi thế nguồn cung có sẵn xe lắp ráp dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng thông qua chiến lược sản phẩm mới. Từ những mẫu xe phổ thông như Ford EcoSport, KIA Cerato...cho đến phân khúc xe hạng sang như Mercedes-Benz GLC đều được các DN lắp ráp bổ sung phiên bản mới, với mức giá hấp dẫn hơn. Kết thúc 5 tháng đầu năm 2018, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ xe nhập khẩu đạt 16.300 xe, giảm 50%, xe lắp ráp đạt 87.400 xe, tăng 10%,so với cùng kỳ năm ngoái.
Ô tô tăng giá bán dù thuế giảm
Năm 2018 là thời điểm người tiêu dùng hy vọng sẽ sắm được “xe hơi” với mức giá phải chăng hơn khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước trong khu vực ASEAN vào Việt Nam giảm về 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
|
Tuy nhiên đến thời điểm này, khi năm 2018 đã đi qua nửa chặng đường, một số dòng ô tô thuộc diện hưởng thuế nhập khẩu 0% từ Thái Lan, Indonesia… đã về Việt Nam nhưng giá bán chẳng những không giảm như kỳ vọng, lại còn tăng hàng chục triệu đồng. Đơn cử như mẫu Honda CR-V tăng 15 triệu đồng sau 2 lần điều chỉnh giá, Toyota Fortuner tăng gần 50 triệu đồng, trong khi mẫu bán tải Hilux tăng 18 - 22 triệu đồng. Thực tế này khiến không ít người tiêu dùng vỡ mộng ô tô giá rẻ. Tâm lý mua xe hay tiếp tục chờ vẫn đợi bao người tiêu dùng, khiến thị trường ô tô không thể tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018. Theo VAMA, tính đến hết tháng 5.2018, doanh số bán xe của toàn thị trường đạt 104.000 xe, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin liên quan
Thuế giảm, ô tô nhập khẩu về Việt Nam vẫn tăng giá bánTừng bước đáp ứng thủ tục giấy tờ theo Nghị định 116, ô tô từ Thái Lan, Indonesia ...hưởng thuế nhập khẩu 0% lần lượt tràn về Việt Nam, nhưng giá bán tăng hàng chục triệu đồng khiến người tiêu dùng “vỡ mộng” sắm xe hơi giá rẻ.
Vinfast mua GM Việt Nam, tiếp quản thương hiệu Chevrolet
Ngoài những thay đổi từ chính sách đối với ô tô nhập khẩu, trong nửa đầu năm 2018 Vinfast được xem là cái tên đình đám nhất trong lĩnh vực ô tô Việt Nam. Sau khi công bố những dự án sản xuất xe điện, xe sedan và SUV vào năm 2019, đồng thời hé lộ 2 việc trưng bày hai mẫu ô tô đầu tiên dưới dạng xe ý tưởng (concept) tại Triển lãm Paris Motor Show 2018 dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới. Cuối tháng 6.2018, Vinfast làm rúng động lĩnh vực ô tô khi ký kết thoả thuận hợp tác tiếp quản nhà máy sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của GM Việt Nam.
|
Việc tiếp quản hệ thống đại lý này sẽ tạo cơ sở thuận lợi giúp VinFast phát triển mạng lưới bán hàng tại Việt Nam trong tương lai, đồng thời cho thấy quyết tâm của DN này trong việc tạo ra những mẫu ô tô mang thương hiệu Việt.
Bình luận (0)