“Các biện pháp ngăn ngừa đơn giản có thể làm giảm đáng kể khả năng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh“, giáo sư Philip Harber tại Cao đẳng sức khỏe cộng đồng Mel and Enid Zuckerman (Mỹ) cho biết.
Những công việc có sẽ gây hại cho phổi mà mọi người cần lưu ý gồm:
Xây dựng
Bụi từ các công trình xây dựng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc u trung biểu mô, tình trạng mà ung thư xuất hiện trên lớp mô phủ bên trong lồng ngực hoặc ổ bụng. Một số loại sơn phun có thể gây bệnh hen nếu tiếp xúc nhiều, theo MSN.
Các chuyên gia khuyến cáo nên mang khẩu trang hoặc dụng cụ bảo hộ thích hợp khi làm việc tại các công trình xây dựng, tránh hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động.
Y tế
Tại Mỹ, khoảng 8 đến 12% những người làm trong lĩnh vực y tế bị dị ứng với cao su latex, loại vật liệu có thể gây phản ứng hen nghiêm trọng. Thậm chí, dị ứng với nhựa latex có thể khiến người mắc phải bỏ nghề, giáo sư Harber tiết lộ.
“Chúng ta nên sử dụng loại bao tay làm từ những nguyên liệu khác và chỉ sử dụng bao tay làm bằng cao su latex khi thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị hen cho những người làm trong lĩnh vực y tế”, ông nói thêm.
tin liên quan
5 cách đơn giản chữa ho khan tại nhàDệt may
Bệnh phổi nhiễm bụi bông, hay còn có tên khác bệnh phổi nâu, là căn bệnh phổ biến ở công nhân dệt may, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với khăn, vớ, drap trải giường, vải bọc ghế hoặc quần áo.
Vải bị rách sẽ tạo ra một lượng lớn bụi và có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Những người làm trong lĩnh vực dệt may cũng cần tránh hút thuốc, phải đeo dụng cụ bảo hộ như khẩu trang và mở cửa thông thoáng ở nơi làm việc, giáo sư sư Harber lưu ý.
Công nhân vệ sinh
Các chất khử trùng thông thường có thể gây ra bệnh hen và làm bệnh trầm trọng hơn. Giáo sư Harber khuyến cáo những người làm vệ sinh tại bệnh viện, tòa nhà văn phòng khi bắt đầu làm vệ sinh nên mở cửa thông thoáng để không khí có thể tràn vào bên trong. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm khử trùng ít gây độc hại.
tin liên quan
6 dấu hiệu cho thấy cần giải độc cho ganGiáo viên
Mặc dù giảng dạy được xem là công việc an toàn, đòi hỏi có chuyên môn nhưng các giáo viên vẫn đối mặc nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Không chỉ bị ảnh hưởng từ bụi phấn mà nấm mốc phát triển ở những khu phòng học cũ kỹ có thể kích ứng cơn hen và khiến bệnh nặng hơn. Giáo sư Harber lưu ý nên thường xuyên vệ sinh lớp học, mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí được thông thoáng.
Bình luận (0)