Không có thỏa thuận đóng băng sản lượng nào được dự báo ở cuộc họp tại Vienna trong tuần này của OPEC, vì thực tế Ả Rập Xê Út vẫn liên tiếp chọn phương án duy trì sản lượng dù giá cả giảm mạnh.
Hiện giờ, những thành viên yếu nhất của OPEC, các nước được gọi là “bộ ngũ mong manh”, đang ở tình trạng khó khăn vì giá dầu vẫn còn quá rẻ. Năm nước nói trên là: Algeria, Iraq, Libya, Nigeria và Venezuela.
“2016 đang trở thành năm phán xét cho các nước thành viên yếu nhất khi khủng hoảng diễn ra trên khắp OPEC. Cuộc khủng hoảng ở OPEC đến trong nhiều hình thức khác nhau: Nigeria đối mặt với phiến quân, Venezuela gặp khủng hoảng nhân đạo còn Iraq thì chịu thách thức chính trị và an ninh nghiêm trọng”, chiến lược gia hàng hóa Helima Croft và Christopher Louney nói hôm 1.6.
Hai chuyên gia nói thêm rằng giá dầu 50 USD/thùng “trông không giống như một chiến thắng” dành cho năm nước: “Các nước này vốn đã không ổn ngay cả khi giá dầu trên 100 USD/thùng”. Dưới đây là trạng thái cụ thể của năm quốc gia này. Hiện Ả Rập Xê Út vẫn “án binh bất động” trước tình hình của các nước bạn nghèo hơn.
tin liên quan
Ả Rập Xê Út sản xuất được tối đa bao nhiêu thùng dầu?Ả Rập Xê Út từ lâu đã tuyên bố rằng họ đủ sức để áp đảo thị trường dầu mỏ. Giới chức nước này từng cho biết họ có khả năng sản xuất đáng kinh ngạc là 12,5 triệu thùng/ngày.
Nigeria
|
Nigeria phải hứng chịu một làn sóng tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng, khiến 800.000 thùng dầu trong sản lượng mỗi ngày của đất nước mất đi. Sự gián đoạn trên có thể kéo dài và có khả năng xấu đi, theo Croft và Louney. Nguồn cung dầu thô ở Nigeria và Canada thiếu hụt bất ngờ giúp giá dầu tăng trên toàn cầu, cán cân cung cầu cân bằng hơn.
Venezuela
|
Dù không chịu sự thiếu hụt sản lượng như Nigeria, chuyện kinh tế sụp đổ của Venezuela đồng nghĩa với việc ngành năng lượng nước này thiếu đầu tư và phải chịu bị cắt điện, cắt giảm dịch vụ cung cấp. Nếu chính phủ quốc gia Nam Mỹ không thể trả lương cho công nhân tại hãng dầu quốc doanh PDVSA, Venezuela có thể bị hụt sản xuất lớn. Sản xuất cũng có thể bị ảnh hưởng nếu PDVSA phá sản trong nửa quý 2/2016 vì chính phủ hiện chật vật để trả nợ.
Iraq
|
Sản lượng dầu của Iraq đang ở mức kỷ lục nhưng nước này vẫn gặp khó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Baghdad và tình hình an ninh xấu, theo hãng RBC. Mùa hè này, Iraq có nguy cơ bị cắt điện luân phiên. Thêm vào đó, chính phủ quốc gia Trung Đông bị buộc phải tăng cường an ninh cho các cơ sở dầu thô ở miền nam Iraq cho các cuộc biểu tình tăng đột biến. Biểu tình gia tăng được cho là kết quả của chuyện lĩnh vực năng lượng thiếu cơ hội kinh tế.
Libya
|
Các phần tử Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) mở rộng sự hiện diện tại Iraq và Libya. Croft và Louney cho rằng IS là mối đe dọa trực tiếp đến sản xuất dầu ở Libya vì chúng phá hoại cơ sở hạ tầng và giết chết công nhân tên khắp các cơ sở hoạt động ở phía đông đất nước. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Libya sụt giảm 2% trong năm nay.
Algeria
|
“Algeria đối mặt với hai thách thức tại thời điểm mà người đứng đầu nhà nước bất lực vì lý do sức khỏe: một cuộc khủng hoảng tài chính và một mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng”, hai chuyên gia cho hay. Hãng dầu BP và Statoil tạm thời rút nhân công của họ khỏi Algeria sau một cuộc tấn công tên lửa vào nhà máy khí đốt lớn ở nước này hồi tháng 3. Nhóm khủng bố Al-Qaeda nhận trách nhiệm vụ việc.
Bình luận (0)