Bằng cách “bóp ngạt” các nhà sản xuất dầu thô với chi phí cao, phương pháp tiếp cận của Ả Rập Xê Út hiện gần như xóa bỏ dư cung toàn cầu, giúp giá cả phục hồi 80% kể từ tháng 1. 26/27 nhà phân tích được hãng tin Bloomberg khảo sát cho rằng OPEC sẽ tiếp tục gắn bó với chiến lược này chứ không thiết lập mức trần sản lượng vào cuộc họp ở Vienna (Áo) ngày 2.6 sắp tới.
“Có thể đây chẳng phải là chiến thắng nếu so với lúc dầu thô còn ở mức 100 USD/thùng, song chiến lược của Ả Rập Xê Út đang có hiệu quả, bạn nhìn thấy sản xuất giảm đáng kể ở nhiều nơi và giá cả do đó lên cao hơn. Điều này khiến xác suất họ quay lưng lại với chiến lược xuống thấp hơn nữa”, chuyên gia nghiên cứu năng lượng Seth Kleinman của hãng Citigroup nói.
Giá dầu rẻ ảnh hưởng đến sản xuất từ Mỹ cho đến Nigeria. Các nhà phân tích thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đến ngân hàng Mỹ Goldman Sachs đều cho hay dư cung đang dần biến mất còn lượng cầu thì về lại cân bằng.
|
Sự thay đổi trên có thể dự báo một cuộc họp với ít tranh cãi hơn so với kỳ họp của OPEC hồi tháng 12.2015. Sau cuộc họp lần đó, Venezuela và Iran đã thẳng thắn chỉ trích chiến lược của Ả Rập Xê Út.
Năm nay, sản lượng dầu ngoài OPEC đang tiến tới mức giảm lớn nhất kể từ năm 1992 khi đợt bùng nổ dầu đá phiến Mỹ dần chấm dứt, IEA cho biết. Hạn ngạch dầu thô Mỹ giảm trong 11 tuần, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9.2014.
Bộ trưởng Dầu mỏ Anas Al-Saleh của Kuwait mới đây cũng cho hay chính sách của OPEC “đã và đang có hiệu quả”. Dầu thô Brent giao dịch với giá 48,98 USD/thùng ở London hôm 27.5, sau khi leo đến mức 50,51 USD/thùng hôm 26.5.
tin liên quan
Giá dầu vượt mốc tâm lý 50 USD/thùngGiá dầu tăng vượt ngưỡng 50 USD/thùng vào hôm nay 26.5, lần đầu tiên sau gần 7 tháng, trong bối cảnh dư cung toàn cầu khiến "vàng đen" rớt giá thê thảm gần hai năm qua đã được cải thiện.
Dù Venezuela và Nigeria đã và đang tích cực thúc đẩy OPEC có động thái giúp giá cả tăng, nỗ lực của họ trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ là vô ích vì chiến lược có hiệu quả của Ả Rập Xê Út. Ngoài ra, cơ hội đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng lại càng bị lu mờ, sau khi Nga và các nước thuộc và không thuộc OPEC không thể đi đến thỏa thuận ở Doha (Qatar) hồi tháng trước.
Bình luận (0)