500 học sinh tưởng nhớ nghĩa sĩ chống ngoại xâm

22/04/2016 16:57 GMT+7

Ngoài các vị cao niên làm chủ tế, còn có khoảng 500 học sinh trường THPT Hòa Vang đã dâng đèn hoa đăng tại mộ nghĩa sĩ trong lễ cúng và lễ tế, cùng hợp ca Vị quốc vong thân trong không khí trang nghiêm.

Ngoài các vị cao niên làm chủ tế, còn có khoảng 500 học sinh trường THPT Hòa Vang đã dâng đèn hoa đăng tại mộ nghĩa sĩ trong lễ cúng và lễ tế, cùng hợp ca Vị quốc vong thân trong không khí trang nghiêm.

Học sinh trường THPT Hòa Vang với hoa đăng tiến vào Nghĩa trủngHọc sinh trường THPT Hòa Vang với hoa đăng tiến vào Nghĩa trủng

Tối 21.4, tại quần thể khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Nghĩa trủng Hòa Vang (P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ) TP.Đà Nẵng diễn ra lễ tế nghĩa sĩ Đà Nẵng.

Đây là dịp tưởng nhớ hàng ngàn nghĩa binh đã vị quốc vong thân trong những năm kháng chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha (1858 - 1860).

Từ chiều cùng ngày, tại Nghĩa trủng đã diễn ra Lễ Tiên thường và đón các đoàn thể trên toàn địa bàn thành phố về dâng lễ miếu Bà, lễ rước nước, xoay chầu, dâng hương cúng và đọc văn tế nghĩa sĩ.

Đọc văn tế nghĩa sĩ - Ảnh: Nguyễn Tú
Ngoài các vị cao niên làm chủ tế, còn có khoảng 500 học sinh trường THPT Hòa Vang đã dâng đèn hoa đăng tại mộ nghĩa sĩ trong lễ cúng và lễ tế, cùng hợp ca Vị quốc vong thân trong không khí trang nghiêm.

Theo lịch sử, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng vào năm 1858, Cẩm Lệ là một trong trong những phòng tuyến trọng yếu trong hệ thống tường lũy từ phía tây núi Phước Tường đến sông Hàn.

Trong gần 2 năm (1858-1860), danh tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy nhiều trận đánh ác liệt, hàng nghìn người hy sinh nhưng trong điều kiện chiến tranh, rất nhiều nghĩa sĩ chưa được mai táng đầy đủ.


Đây là dịp giáo dục truyền thống cho giới trẻ - Ảnh: Nguyễn Tú
Đến tháng 5.1866 (năm Tự Đức thứ 19), hơn 1.000 hài cốt được quy tập về xứ Trủng Bò, làng Nghi An, xã Hòa Phát, H.Hòa Vang. Đến năm 1920, Pháp mở rộng sân bay Đà Nẵng, Nghĩa trủng dời về Vườn Bá, xứ Trảng Dài, làng Khuê Trung. Năm 1962, Mỹ mở rộng sân bay nên Nghĩa trủng dời về vị trí hiện tại.

Hiện Nghĩa trủng có 3 ngôi mộ danh tướng thời Nguyễn Tri Phương là Nguyễn Trọng Ân, Nguyễn Viết Hân và Nguyễn Thượng Chất, cùng hơn 1.000 ngôi mộ nghĩa binh.

Dâng hoa đăng cho hơn 1.000 ngôi mộ nghĩa sĩ - Ảnh: Nguyễn Tú
Hợp ca Vị quốc vong thân - Ảnh: Nguyễn Tú
Nghĩa trủng được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào ngày 1.4.1999.

Bên cạnh lễ tế, trước đó, từ ngày 20.4, tại đây cũng đã khai kinh cầu an, khai mạc hội làng Khuê Trung với các trò chơi dân gian, các môn thi văn hóa truyền thống.

Hôm nay (22.4), hội làng Khuê Trung tiếp tục với giỗ Tiền hiền và chung kết các phần thi trước khi bế mạc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.