Ngày 27.11, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo giáo dục STEM và yêu cầu phát triển các kỹ năng.
Truyền cảm hứng học tập
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD-ĐT, giáo dục STEM là một phương thức nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong công nghệ thực tiễn. Qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn để.
TS Thành cho rằng việc tổ chức giáo dục STEM trong trường trung học cần lưu ý các tiêu chí xây dựng bài học bao gồm: Chủ để bài học tập trung vào các vấn đề của thực tiễn, cấu trúc theo quy trình thiết kế kỹ thuật, phương pháp dạy học hướng học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm… Nhà trường cần có những hình thức tổ chức phù hợp tạo môi trường để học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình.
tin liên quan
Tầm quan trọng của STEMĐề cập đến ưu điểm của giáo dục STEM, ông Phạm Ngọc Tiến, Phó phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM nói phương thức này có tác dụng truyền cảm hứng học tập cho học sinh, giúp các em thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức, nhất là kiến thức khoa học và toán. Nhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức ảnh hưởng đến thế giới và sự phát triển của xã hội trong tương lai.
Ngoài ra, ông Tiến cho rằng giáo dục tích hợp STEM không phải đào tạo học sinh theo chuyên ngành hẹp mà là hướng đến yêu cầu chất lượng nhận thức và hiểu biết của lĩnh vực theo xu thế phát triển. Hình thức này cũng trang bị cho học sinh những kỹ năng phù hợp để phát triển như tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng diễn đạt và thuyết minh, kỹ năng trao đổi và cộng tác, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Và so với phương pháp dạy học truyền thống, STEM có thể triển khai với nhiều đối tượng học sinh có trình độ, năng khiếu, sở thích khác nhau và thực hiện được cả trong hoặc ngoài giờ học chính khóa với thời lượng linh hoạt theo từng đề tài học tập.
Có thể triển khai với môn khoa học xã hội
Tham gia hội thảo, các nhà chuyên môn đưa ra nhận định, STEM hoàn toàn có thể triển khai được với một số đề tài, chủ đề của các môn khoa học xã hội chứ không chỉ riêng đối với toán và khoa học.
Tuy nhiên ông Tiến cũng nói thêm, nhược điểm của STEM là chưa bao quát được toàn bộ chương trình học, đòi hỏi giáo viên có nhiệt tình đổi mới hoạt động dạy học, óc sáng tạo, và năng lực tổ chức, quản lý, khả năng làm việc, phối hợp liên môn.
Và cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, hạn chế lớn nhất của STEM là không đồng bộ trong hoạt động giáo dục hiện nay. Khi chương trình giáo dục chưa thay đổi, còn nặng nề, mang tính hàn lâm, nội dung thi cử còn nhiều yếu tố từ chương và kỹ năng vận dụng máy móc, chưa kiểm tra được đầy đủ năng lực vận dụng sáng tạo và thực tiễn của người học.
Cũng tại hội thảo, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra kết quả khảo sát nhận thức về giáo dục STEM với 5.331 giáo viên bậc THCS và THPT ở đầy đủ các môn học. Theo đó khi khảo sát hiểu biết về STEM có 51,5% giáo viên chỉ biết sơ qua về STEM, chưa tìm hiểu kỹ và chủ yếu (62,3%) tự tìm hiểu, nghiên cứu qua sách, báo, tạp chí, internet, đồng nghiệp…
Vì vậy, định hướng trong thời gian tới, Sở sẽ xây dựng ngân hàng chủ đề STEM để phổ biến cho giáo viên tham khảo, học tập và vận dụng...
Bình luận (0)