• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

7 dấu hiệu thầm lặng của stress

29/06/2016 04:28 GMT+7

Mệt mỏi, hay cáu gắt, cảm giác làm việc ngày càng nhiều hơn nhưng kết quả thu lại thì ngày càng tồi tệ là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của stress. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu tiềm ẩn khác không phải ai cũng biết.

 

Chảy máu nướu răng

Chảy máu nướu răng dường như chỉ xuất hiện ở những người bị viêm lợi, viêm nha chu, thế nhưng các nghiên cứu cho thấy stress làm cho giảm sức đề kháng của cơ thể khi chống chọi với nhiễm trùng cũng gây nên hiện tượng này. Theo phân tích của các nhà khoa học Brazil, những người có nồng độ hormone cortisol cao có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và khiến vi khuẩn xâm nhập vào nướu răng. Khi có chảy máu lợi – dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu bạn cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa đúng cách càng sớm càng tốt trước khi quá muộn. Chải răng sau khi ăn, điều hòa nhịp sinh học, cân bằng cơ thể để giảm đi áp lực của stress.

 

Howdini HowToTakeCareOfYourTeeth743 PBSJ

 

Đau bụng

Lo lắng và căng thẳng có thể gây ra đau bụng, cùng với nhức đầu, đau lưng và mất ngủ. Một nghiên cứu trên 1.953 người thấy rằng những người đang chịu đựng sự căng thẳng cao có thể bị đau bụng gấp 3 lần. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi đối mặt với các áp lực trong công việc, stress, căng thẳng quá mức, mất cân bằng trong sinh hoạt sẽ kích thích dạ dày tiết ra lượng axit dịch vị cao hơn mức bình thường và người bệnh dễ bị nóng rát dạ dày. Nếu thường xuyên gặp phải hiện tượng này, bạn nên chú ý nhiều hơn đến yếu tố nguyên nhân để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

 

Nhung thuc uong giup giam dau bung va mat nuoc

 

Ê ẩm đầu óc

Nếu như bạn nhức đầu triền miên, có khi kéo dài cả tuần, rất có thể bạn đang rơi vào tình trạng stress trầm trọng. Sự sụt giảm đột ngột của stress có thể là dấu hiệu tiếp theo của những cơn đau nửa đầu, tiến sĩ Todd Schwedt, giám đốc Trung tâm Washington University Headache cho biết. Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là mệt mỏi. Tiếp đó là những cơn đau đầu thường xuyên khiến người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác, mất khả năng tự chủ, hay thường xuyên cáu giận. Cách giải quyết tốt nhất là cách giữ cho mình một cuộc sống cân bằng về thể chất và tinh thần trong công việc và đời sống cá nhân. Ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý cũng giảm tránh tối đa tình trạng căng thẳng.

 

2015-0107-Stress-co-hai-cho-suc-khoe

 

Làn da ngứa ngáy

Làm sao ngứa ngáy lại có thể liên quan đến stress được, đây vẫn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản khảo sát trên 2.000 người thì thấy rằng những người bị ngứa kinh niên là do bị stress gấp hai những người khác. Các chuyên gia nói rằng nó có khả năng là do cảm giác lo lắng hay căng thẳng trầm trọng là nguyên nhân gây thêm các bệnh như viêm da, chàm bội nhiễm và bệnh vẩy nến. Phản ứng stress kích hoạt các sợi thần kinh, gây ra một cảm giác ngứa. Nhà nghiên cứu Đức cho rằng stress có thể khiến bệnh ngoài da trở nên trầm trọng bằng cách tăng số lượng bạch cầu. Để kiểm tra giả thiết này, các nhà nghiên cứu căng thẳng ở chuột rồi theo dõi hàm lượng bạch cầu ở da của chúng. Kết quả cho thấy số lượng bạch cầu tăng lên khi chuột bị stress và chúng chạy lung tung vì ngứa. Điều này chứng tỏ stress  đã kích hoạt tế bào miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh ngoài da phát triển và làm trầm trọng hơn các bệnh ngoài da sẵn có. Cơ chế xảy ra tương tự ở người.

 

ryan-scratching enl-7a73d7411a97a47c6ba13a7a70b79ca4c3cb0fbb

 

Nhức vùng miệng

Đau một bên hàm có thể là do nghiến răng, thường xảy ra trong giấc ngủ và có thể ngày một tồi tệ thêm do cơn stress, bác sĩ Nha khoa Phẫu thuật, cố vấn tiêu dùng cho Hiệp hội Nha khoa Mỹ - Matthew Messina cho biết. Hãy hỏi bác sĩ nha khoa về một chế độ bảo vệ răng miệng ban đêm – 70% người dân dùng thuốc để giảm hoặc loại bỏ nghiến răng.

 

Vọp bẻ

Chứng vọp bẻ hay còn gọi là chuột rút thường xảy ra khi chúng ta vận động quá sức. Các đối tượng dễ bị chuột rút là vận động viên thể thao, phụ nữ mang thai hay những người lao động quá sức. Trên thực tế, nhóm nghiên cứu tại Harvard còn phát hiện ra chứng vọp bẻ xuất hiện ở những người bị stress, căng thẳng quá mức. Và chị em phụ nữ bị stress thường  bị chuột rút gấp 2 lần người khác. Các nhà nghiên cứu đổ lỗi cho sự mất cân bằng stress do cảm ứng trong các hormone. Khi bị vọp bẻ, muốn khỏi đau nhanh chóng, bạn dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng.

 

maxresdefault

 

Giấc mơ kì quặc

Khi tâm trạng vui vẻ, những giấc mơ của bạn cũng theo chiều hướng tích cực, nhưng khi căng thẳng, bạn bị mất giấc thường xuyên hơn, làm gián đoạn quá trình này và xuất hiện những hình ảnh tồi tệ trong giấc mơ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, mất ngủ, ngủ ngáy, mơ kỳ lạ… chứng tỏ bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do khi ngủ, cơ thể thường giảm lượng cortisol xuống thấp nhưng sự căng thẳng và lo âu khiến cho lượng cortisol không thể giảm xuống. Điều này khiến cho nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ. Bạn hãy điều chỉnh lại nhịp sinh học, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để ngăn chặn việc này. Bạn nên ngủ đủ 7 - 8 giờ một đêm, tránh uống cà phê và rượu trước khi đi ngủ, Rosalind Cartwright, giáo sư tiến sĩ tâm lý học tại Trung tâm Rush University Medical khuyên. Nếu tình trạng vẫn tiến triển  theo chiều hướng xấu, bạn cần đến khám bác sĩ ngay để có những chẩn đoán chính xác.

Top
Top