Listverse liệt kê 7 hội chứng sợ hãi (phobia) được xem là kỳ quặc, lạ lùng của con người. Hãy cùng theo dõi và kiểm tra xem bạn có phải là một "bệnh nhân" không nhé!
Sợ qua đường (Agyrophobia)
|
Chúng ta thường cho rằng người mắc hội chứng sợ qua đường (agyrophobia) sẽ gặp vô vàn khó khăn nếu phải sinh sống ở các thành phố lớn với hệ thống giao lộ, đường cao tốc dày đặc. Tuy nhiên, thực tế không chỉ đơn giản như vậy.
Hội chứng này được chia thành nhiều cấp độ, khiến bệnh nhân sợ sang đường tại bất cứ nơi đâu, dù có vạch chỉ định hay không. Thậm chí, chỉ việc nhìn thấy các giao lộ, cao tốc rộng rãi hay bất cứ điểm cắt nhau nào cũng đủ gây cảm giác run rẩy.
Trong tiếng Hy Lạp, từ gyrus mang nghĩa quay cuồng, vặn xoắn lại, ám chỉ nỗi sợ về tình trạng giao thông lộn xộn của bệnh nhân.
Sợ nấu nướng (Mageirocophobia)
Bệnh nhân mắc hội chứng sợ nấu nướng (mageirocophobia) thậm chí cảm thấy khó chịu khi phải tiếp xúc với người có kỹ năng bếp núc tốt. Thực tế cho thấy, chính cảm giác thiếu tự tin, bị đe dọa đó chính là nguyên nhân gốc rễ của nhiều trường hợp rối loạn.
tin liên quan
Vua Bhutan vào bếp nấu ăn cho học sinh khiến triệu người ngưỡng mộTrong trang phục áo thun cộc tay đơn giản, người đứng đầu đất nước Bhutan - Jigme Wangchuck - đang chăm chú bóc từng củ hành, để chuẩn bị nấu bữa ăn cho các học sinh tại một trường học ở Mongar (Bhutan).
Hội chứng sợ nấu nướng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chế độ ăn uống, suy nhược cơ thể nếu bệnh nhân không sống cùng người khác.
Trong tiếng Hy Lạp, từ mageirokos mang nghĩa ám chỉ người có khả năng nấu nướng giỏi.
Sợ búp bê (Pediophobia)
Hội chứng sợ búp bê (pediophobia) thường bắt nguồn từ nhận thức sai lệch về “tính có nhận thức” của vật dụng. Do đó, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu với cả robot, manơcanh...
Sigmund Freud, bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo nổi tiếng, nhận định rối loạn này bắt nguồn từ tâm lý sợ hãi búp bê đột ngột “sống dậy”. Về sau, chuyên gia robot Masahiro Mori đã phát triển giả thuyết trên, cho rằng vật dụng càng giống người thì những khía cạnh “siêu nhiên” của chúng càng được thể hiện theo cách đáng sợ hơn.
|
Sợ gương (Eisoptrophobia)
Hội chứng sợ gương (eisoptrophobia) mang nghĩa rộng, theo đó bệnh nhân lo ngại việc phải tiếp xúc với một “thế giới tâm linh” khác thông qua cánh cổng nối kết là tấm gương. Họ hoàn toàn không kiểm soát được cảm xúc lo âu quá mức của bản thân dù tự nhận thức được chúng không có thật.
Vì chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý mê tín nên những người mắc hội chứng này không dám soi gương vào buổi tối, đặc biệt nếu chỉ có một mình. Bên cạnh đó, họ còn lo lắng đến mức cực đoan về vận rủi mà những mảnh kính vỡ có thể đem đến.
Sợ mẹ vợ/mẹ chồng (Pentheraphobia)
Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng đây là hội chứng rất phổ biến ở các nước phương Tây. Tuy vậy, tâm lý lo lắng, sợ hãi mẹ vợ, mẹ chồng một cách vô căn cứ đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở khắp nơi thế giới.
Về hậu quả, nhiều bệnh nhân đã buộc phải áp dụng biện pháp được xem là hữu hiệu nhất cho hội chứng rối loạn này: li hôn.
Bên cạnh cảm giác khó chịu với mẹ vợ/mẹ chồng, chúng ta còn có thể trở thành những “Cô bé Lọ Lem” mắc phải hội chứng sợ hãi mẹ kế (novercaphobia).
Sợ bơ đậu phộng dính vào vòm họng (Arachibutyrophobia)
|
Ở mức độ nặng, bệnh nhân mắc hội chứng sợ bơ đậu phộng dính vào vòm họng (arachibutyrophobia) có thể bị co giật nhẹ và đổ mồ hôi không kiểm soát được, bên cạnh đó khoang miệng cũng có cảm giác khô và ngứa ngáy hơn khi phải tiếp xúc với “cơn ác mộng màu vàng nâu”.
Để chữa trị căn bệnh nghe có vẻ kỳ cục nhưng cũng rất cụ thể nêu trên, biện pháp hữu hiệu nhất chính là hoàn toàn ngưng sử dụng bơ đậu phộng.
Sợ ngồi (Cathisophobia)
Hội chứng sợ ngồi (cathisophobia hoặc kathisophobia) có thể bắt nguồn từ bệnh trĩ. Tuy nhiên, trong thực tế, cảm giác bất an, khó chịu khi ngồi thường được sinh ra do bệnh nhân từng bị bạo hành về thể chất, trong đó bao gồm hành vi ép buộc ngồi lên những vật sắc nhọn, gây đau đớn.
Có thể kể đến một số nguyên nhân khác gây ra chứng sợ ngồi như những hình phạt thời còn đi học hay tâm lý ngại đối diện với người khác, đặc biệt nếu họ giỏi giang, ưu tú, tạo được sức ảnh hưởng...
Khi buộc phải ngồi, bệnh nhân thường đổ mồ hôi không kiểm soát được, thở dốc và nặng nhọc, đồng thời có cảm giác bất an vô căn cứ.
Bình luận (0)