Thông thường, tóc con người rụng mỗi ngày từ 50 đến 100 sợi. Số tóc này được thay thế và sẽ sớm mọc lại. Đây là nguyên nhân tự nhiên. Trong thực tế, có một số nguyên nhân khác có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.
Ở phụ nữ, đây là 7 nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều hơn.
1. Quá căng thẳng
Một sợi tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn gồm tăng trưởng, dừng tăng trưởng và thoái hóa. Cuối cùng, tóc sẽ rụng đi. Những sợi tóc mới sẽ mọc lại để thay thế, theo Health24.
Công nghệ mới giúp tiêu diệt chính xác hơn các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ngăn ngừa ung thư tái phát và giảm đáng kể tác dụng phụ không mong muốn do hóa trị gây ra.
Khi cơ thể trải qua trạng thái căng thẳng quá mức thì sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc, khiến chúng nhanh chuyển sang giai đoạn thoái hóa và bị rụng sớm. Những căng thẳng đó có thể do do bệnh tật hay tổn thương một phần cơ thể gây ra.
Thông thường, tóc sẽ bắt đầu rụng nhiều trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tháng sau khi căng thẳng xuất hiện. Khi hết căng thẳng, tóc sẽ mọc lại bình thường. Do đó, việc tập luyện thể thao, tập yoga hay ngồi thiền sẽ làm giảm căng thẳng, từ đó giúp mái tóc khỏe mạnh hơn.
2. Di truyền
Nếu trong gia đình có nhiều người bị rụng tóc thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ bị rụng tóc. Chứng rụng tóc do di truyền ảnh hưởng đến khoảng 40 % phụ nữ trên 50 tuổi ở Mỹ, theo Viện Da liễu Mỹ (AAD).
3. Thiếu chất
Giống như các tế bào trên cơ thể, tóc phát triển khỏe mạnh nhờ nguồn cung đầy đủ các chất vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Nếu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết thì tóc sẽ dễ gãy rụng.
Để ngăn rụng tóc, chúng ta có thể bổ sung những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Những thực phẩm đó gồm cam, xoài, cà chua, thịt, trứng, cá, sữa chua, khoai lang, rau lá xanh và và các loại đậu…
Sau ca phẫu thuật lấy thai, sản phụ và 3 cháu bé sơ sinh đều khoẻ mạnh. Điều đặc biệt, đây là trường hợp mang tam thai tự nhiên rất hiếm gặp với tỉ lệ 1/8000 ca.
4. Sụt cân và chế độ ăn kiêng
Việc sụt cân đột ngột có thể khiến tóc bị rụng nhiều hơn. Giống như rụng tóc do căng thẳng, cơ thể sụt cân quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng để chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc nhanh chuyển sang giai đoạn thoái hóa hơn.
Để tránh tình trạng giảm cân ảnh hưởng đến tóc, mọi người hãy bổ sung một cách hợp lý vào khẩu phần ăn những thực phẩm quan trọng như thịt, trứng, ngũ cốc, hoa quả và rau củ, theo Health24.
5. Tuổi tác
Phụ nữ trên 40 tuổi sẽ bắt đầu cảm thấy tóc của họ không còn bồng bềnh và dày như khi còn trẻ. Điều này là do cơ thể già đi cũng đồng nghĩa với việc khả năng tái tạo giảm đi, khiến tóc rụng nhiều và bị bạc.
Một số nghiên cứu cho thấy thời kỳ mãn kinh gây ra những thay đổi về hoóc môn cũng khiến tóc phụ nữ rụng nhiều hơn. Phụ nữ có thể giảm tác động của tuổi tác đến mái tóc bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, theo Health24.
Testosterone có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể nam giới. Thiếu loại hoóc môn này sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề trục trặc trong cơ thể. Những dấu hiệu sau có thể là bằng chứng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu testosterone.
6. Sinh con
Vào thời kỳ mang thai, hoóc môn sinh dục nữ oestrogen tăng cao làm mái tóc ở thai phụ có xu hướng dày hơn. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, nồng độ oestrogen trở lại bình thường khiến tóc bắt đầu rụng bớt.
Tuy nhiên, tóc sau đó sẽ tự phục hồi và mọc lại đầy đủ như trước khi mang thai vào khoảng 6 đến 12 tháng sau đó. Để giảm tình trạng rụng tóc sau khi sinh, sản phụ cần bổ sung chế độ ăn với trái cây và rau giàu vitamin B, C và E, và kẽm. Những chất này sẽ giúp cơ thể thúc đẩy tóc phát triển.
7. Thể thao cường độ cao
Tập luyện cường độ cao khiến cơ thể tiêu hao rất nhiều năng lượng. Tình trạng trên có thể khiến cơ thể thiếu chất và làm tóc dễ gãy rụng. Do đó, bổ sung các dưỡng chất cần thiết là rất quan trọng để có mái tóc khỏe mạnh.
Sống thọ và viên mãn là mong ước của nhiều người. Điều này phụ thuộc vào di truyền, hoàn cảnh gia đình, môi trường. Bên cạnh đó, lối sống cũng quan trọng không kém.
Bình luận (0)