Inc chia sẻ 7 "chiêu" đơn giản dưới đây giúp chúng ta phát triển kỹ năng lắng nghe, qua đó sẽ tiếp thu nội dung từ các cuộc trò chuyện tốt hơn.
Tập trung
Đây tất nhiên là nguyên tắc cơ bản để lắng nghe tốt hơn. Nhiều người cho rằng tập trung rất đơn giản, nhưng thật ra, khi trò chuyện, chúng ta thường có xu hướng bị phân tán tư tưởng vì suy nghĩ đến những điều bản thân sẽ nói với đối phương.
|
Không sử dụng điện thoại
Chúng ta chẳng thể nào vừa tập trung lắng nghe người khác trò chuyện, vừa liên tục sử dụng điện thoại di động được. Hơn nữa, đối phương chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí bực bội nếu bạn không ngừng nhắn tin hoặc chỉ đơn giản là nhìn vào màn hình smartphone.
Khi tham gia một cuộc đối thoại, dành hết tâm trí, năng lượng và sự tập trung vào nội dung trao đổi sẽ khiến buổi trò chuyện thân mật, vui vẻ, đạt hiệu quả cao hơn.
Chủ động đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để đối phương biết rằng bạn tôn trọng, đang lắng nghe và cảm thấy thú vị khi được trò chuyện với họ. Đặc biệt, những câu hỏi gợi mở như “tại sao?” hoặc “chuyện gì diễn ra tiếp theo?” sẽ giúp kéo dài cuộc đối thoại một cách tự nhiên.
Khai vấn - nghề mới lạ ở Việt Nam
'Khai vấn tập trung vào con người, trả lời câu hỏi trong lòng họ, trong lòng công ty. Nếu khuyến khích người khác nói lên suy nghĩ, cảm nhận, để họ tự tin đóng góp ý tưởng thì sẽ có cơ hội tạo ra những điều phi thường'.
Chìa khóa ở đây là bạn cần đặt các câu hỏi liên quan đến chủ đề đang trao đổi, làm rõ những gì còn chưa hiểu, tránh “bẻ lái” câu chuyện sang hướng khác một cách vô duyên, thiếu lịch sự.
Tập luyện phương pháp lắng nghe có phản hồi (reflective listening)
Lắng nghe có phản hồi (reflective listening) là khái niệm được nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, Carl Rogers, dùng để diễn tả phương pháp giải thích, trình bày lại những điều vừa được nghe để hiểu rõ hơn các khía cạnh của vấn đề.
Thông qua phương pháp này, người nói có cơ hội giải thích những vấn đề còn mù mờ, bị hiểu sai. Khi trình bày ngược, cần chú ý dùng từ ngữ, cách diễn đạt của bản thân thay vì đơn giản nhắc lại câu chữ của đối phương.
Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
Trong khi đối thoại, khả năng chủ động kiểm soát cử chỉ, câu từ và cao độ của giọng nói sẽ giúp bạn tăng sức cuốn hút. Ngôn ngữ cơ thể tích cực, ví dụ như ngồi thoải mái, hơi nghiêng về phía đối phương, duy trì giao tiếp bằng mắt, thái độ sôi nổi, hào hứng... thể hiện trí tuệ cảm xúc (EQ) cao, đồng thời có tác động tuyệt vời đến kết quả của các cuộc trò chuyện.
|
Đừng phán xét
Người biết lắng nghe không bao giờ phán xét, định kiến. Sự cởi mở, hòa đồng giúp bạn trở nên dễ gần, thú vị hơn trong các cuộc đối thoại. Chẳng ai lại muốn trò chuyện nếu đối phương cứng đầu, ích kỷ, không có tinh thần tiếp thu cả.
Bạn không nhất thiết phải tin tất cả những gì người khác nói, nhưng ít nhất hãy mở lòng, lắng nghe, thấu hiểu những gì họ đang trình bày rồi mới bình tĩnh đưa ra những nhận xét của cá nhân.
5 điều bạn không nên làm nếu muốn tăng trí tuệ cảm xúc
Không chỉ có chỉ số thông minh (lntelligent Quotient - IQ) quyết định thành công của một người trong cuộc sống mà thêm một yếu tố quan trọng khác, đó là chỉ số trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient - EQ).
Học cách giữ yên lặng
Nếu không nhằm mục đích hỏi để làm rõ nội dung câu chuyện thì khi lắng nghe, bạn nên tuyệt đối giữ yên lặng. Bên cạnh đó, dù cho bản chất của con người là luôn muốn giúp đỡ, đưa ra lời khuyên từ kinh nghiệm của bản thân, chúng ta đừng tự tiện chen ngang dòng trình bày của đối phương để cố gắng “giải quyết hộ” các vấn đề.
Cắt ngang không đúng lúc, đúng cách khiến đối phương nghĩ rằng bạn coi trọng bản thân hơn. Mặt khác, thói quen suy nghĩ đến những điều sẽ nói tiếp theo còn khiến chúng ta bị phân tán tư tưởng, mất đi sự tập trung cần thiết.
Bình luận (0)