>> Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực học đường
>> Bạo lực học đường diễn biến phức tạp
>> Tìm cách giảm bạo lực học đường
>> Mổ xẻ chuyện bạo lực học đường
Trong đó, bạo lực tinh thần là hình thức phổ biến nhất trong số các hình thức bạo lực mà học sinh đang gặp phải. Bạo lực tinh thần bao gồm các hành động cố ý tẩy chay một người nào đó; đánh giá về ngoại hình, tôn giáo, điều kiện gia đình; gán ghép tên gọi dựa trên ngoại hình hoặc gia cảnh; bắt phạt đứng trong góc lớp hoặc bên ngoài lớp học; bị nhốt trong lớp; sỉ nhục thông qua ngôn ngữ xúc phạm.
|
Để góp phần giảm thiểu tình trạng trên, từ ngày 25 - 30.11, Hà Nội vận động hơn 5.000 học sinh, giáo viên và phụ huynh tại bốn trường THCS, THPT của thành phố này tham gia hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25.11) và Chiến dịch quốc tế “16 ngày hành động xóa bỏ bạo lực giới đối với phụ nữ và trẻ em gái”.
Đây là một hoạt động nằm trong dự án “Trường học thân thiện và bình đẳng” do Plan Việt Nam, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) thực hiện.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam Nam cho biết: “Nghiên cứu cho thấy trẻ em chứng kiến bạo lực hoặc thường xuyên trải qua bạo lực giới sẽ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân và người gây ra bạo lực khi trưởng thành. Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong mô hình trường học thân thiện và bình đẳng sẽ được áp dụng tại tất cả trường học tại Hà Nội và xa hơn là trên toàn quốc”.
Tuệ Nguyễn
Bình luận (0)