Hội thảo “Từ cuộc chiến Mỹ - Trung đến EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào” do Hội hàng VN chất lượng cao và Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu tổ chức.
Xuất xứ không rõ ràng sẽ bị phạt nặng
Ông Nestor Sherbey cho biết mình là người tư vấn và phụ trách hướng dẫn cho doanh nghiệp xuất hàng vào Mỹ các vấn đề liên quan đến luật hải quan Mỹ. Trong phần trình bày của mình, ông đặt câu hỏi: Hàng hóa “made in Vietnam có thật hay không?”. Theo ông, với hàng nông sản, thủy sản được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam và có xuất xứ từ Việt Nam thì có thể hiểu “made in Vietnam” đơn giản hơn. Nhưng với những sản phẩm lắp ráp thường phải sử dụng một phần, hoặc nhiều cấu phần nhập khẩu từ các quốc gia khác, cần phải xem xét kỹ xuất xứ.
|
tin liên quan
Nguy cơ giả xuất xứ Việt Nam tăng caoDẫn thông tin từ hải quan bảo vệ biên giới Mỹ, trụ sở đặt tại Thái Lan, ông Nestor Sherbey cho biết, 90% hồ sơ vụ việc tổ chức này đang giải quyết là hàng từ Trung Quốc, chuyển qua Thái Lan, rồi chuyển qua Việt Nam sản xuất, lấy xuất xứ từ Việt Nam để xuất đi Mỹ.
Bài học từ thép còn "nóng hổi"
Thông tin tại hội thảo, TS Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, từ chiến tranh thương mại đang chuyển dần sang chiến tranh công nghệ và hiện Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc về công nghệ. Với Việt Nam, trong ngắn hạn, hàng xuất sang Mỹ sẽ tăng. Tuy nhiên, TS Vũ Thành Tự Anh lưu ý, việc Việt Nam tăng nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Quốc, mà những mặt hàng này Trung Quốc đang bị Mỹ tăng thuế, bao gồm hàng quá cảnh, là điều cần xem xét kỹ.
|
Dẫn con số xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mỹ, TS Vũ Thành Tự Anh nói: “Bài học từ thép Việt Nam sang Mỹ mới bị áp thuế nặng vẫn là bài học lớn cho hàng xuất khẩu. Khi tỷ lệ tăng nhập hàng hóa từ Trung Quốc lại tương đương tỷ lệ tăng xuất sang Mỹ, cơ quan quản lý phải phân tích kỹ vấn đề này”.
Chẳng hạn, trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu nội thất của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 35%, xuất khẩu nội thất từ Việt Nam sang Mỹ tăng 35%; nhập khẩu hàng điện tử từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 81%, nhưng xuất khẩu hàng điện tử từ Việt Nam sang Mỹ tăng 72%...
Bình luận (0)