Võ Chí Hiếu, Lê Thanh Hải, Võ Thanh Nguyên (cùng sinh năm 1993, ngụ tại TP.HCM), cả ba đều là sinh viên Trường đại học Công nghệ thông tin Gia Định. Sau gần một năm dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Mạnh Hải, đến cuối tháng 5.2016, “Gậy thông minh cho người khiếm thị” được chế tạo thành công.
Trước đó, vào cuối tháng 12.2015, nhóm đạt được giải đồng trong cuộc thi Thiết kế - Chế tạo - Ứng dụng lần 3 của thành Đoàn TP.HCM tổ chức.
tin liên quan
Xúc động cảnh người khiếm thị tìm việc cho… người khiếm thịLần đầu tiên tại TP.HCM diễn ra ngày hội việc làm dành cho người khiếm thị, chương trình chủ yếu do chính những bạn trẻ khiếm thị khởi xướng nên.
"Trong một lần đang đi xe thì em vô tình thấy một người khiếm thị đang cầm gậy đi trên đường và phía trước người đó là 1 chiếc xe tải nhưng lúc đó em không kịp cảnh báo cho người đó biết; vì vậy, người khiếm thị đó đã va phải vào đuôi của chiếc xe tải. Hình ảnh đó cứ ghi sâu mãi trong đầu em", Hiếu tâm sự.
Nhớ hình ảnh về người khiếm thị ấy, Hiếu thảo luận với nhóm và đưa ra ý tưởng thiết kế cây gậy có khả năng hỗ trợ người khiếm thị phát hiện và né được những vật cản như gầm xe tải, cành cây to, bảng hiệu… trên đường di chuyển. Từ ý tưởng đó, nhóm của Hiếu bắt tay vào phát triển "gậy thông minh".
Võ Chí Hiếu, trưởng nhóm, chia sẻ thêm: “Lúc ra ý tưởng thì nhóm chỉ có mục tiêu là giúp người khiếm thị, nhưng sau này khi làm sâu hơn và gặp gỡ với nhiều người có kinh nghiệm thì em thấy nếu muốn tiếp tục phát triển và tồn tại lâu dài thì nhóm cần lên kế hoạch thương mại hóa, để gậy thông minh có cơ hội được tiếp cận với nhiều người khiếm thị hơn”.
Võ Thanh Nguyên (bìa trái), Võ Chí Hiếu (thứ 3, từ trái qua), Lê Mạnh Hải (thứ 2, từ phải qua) tại Mái Ấm Thiên Ân (Q.Tân Phú, TP.HCM) cùng với thầy Phong (đeo kính đen) - Ảnh: NVCC
|
Trước đây, nhóm cầm gậy đi khắp nơi có người khiếm thị như Mái ấm Thiên Ân (Q.Tân Phú, TP.HCM), Trường Nguyễn Đình Chiểu, Hội người mù TP.HCM… để cho sử dụng và ghi nhận lại phản hồi từ người dùng. Tại Mái ấm Thiên Ân, các bạn đã âm thầm theo dõi người khiếm thị từ Mái Ấm đến trường và từ trường về lại suốt cả ngày, để xem gậy có phát huy được công năng không,... "Tuy có vất vả nhưng rất vui", Hiếu chia sẻ.
Nhận xét về gậy thông minh của nhóm, một người khiếm thị tại Mái ấm Thiên Ân cho biết: "Đây là lần đầu tiên mình được sử dụng một cây gậy thông minh như thế. Cây gậy có khả năng rung khi phát hiện được vật cản, giúp cho mình biết được những chướng ngại vật phía trước để chuyển hướng đi".
Hiện nhóm của Hiếu đang thực hiện dự án kêu gọi vốn để khởi nghiệp với sản phẩm gậy thông minh, với số vốn góp ban đầu đến nay đã hơn 32 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhóm đang cùng với các tình nguyện viên chuyên ngành marketing Trường đại học Kinh tế TP.HCM cùng nhau thực hiện kế hoạch khởi nghiệp.
tin liên quan
Cậu bé mù bị bỏ rơi thành ông chủ, tậu nhà tiền tỉLà một người mù khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, sau 10 năm, Nguyễn Tuấn có một cuộc sống sung túc, tạo được việc làm và mang đến thu nhập ổn định cho những người có hoàn cảnh giống mình.
Gậy dẫn đường thông minh hỗ trợ giúp người khiếm thị tránh né được những vật cản mà họ không phát hiện được. Gậy phát triển dựa trên hình mẫu cây gậy xếp của người khiếm thị, gậy sử dụng công nghệ sóng siêu âm để phát hiện vật cản .
Gậy thông minh được làm từ nhôm nhẹ 390 gram, dài 1,2 m, thuận tiện cho người khiếm thị di chuyển. |
Bình luận (0)