Cậu bé mù bị bỏ rơi thành ông chủ, tậu nhà tiền tỉ

13/04/2016 09:42 GMT+7

Là một người mù khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, sau 10 năm, Nguyễn Tuấn có một cuộc sống sung túc, tạo được việc làm và mang đến thu nhập ổn định cho những người có hoàn cảnh giống mình.

Là một người mù khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, sau 10 năm, Nguyễn Tuấn có một cuộc sống sung túc, tạo được việc làm và mang đến thu nhập ổn định cho những người có hoàn cảnh giống mình.

Vợ chồng anh Nguyễn Tuấn - Ảnh: Lê ÁiVợ chồng anh Nguyễn Tuấn - Ảnh: Lê Ái

Đó là câu chuyện đời đầy thăng trầm của Nguyễn Tuấn, sinh năm 1976, chủ hai cơ sở mát xa người mù tại thành phố Nha Trang. Tôi gặp anh cùng những thành viên hội mát xa khiếm thị tại một quán cóc trên đường Hồng Bàng. Anh Tuấn quay sang nói: “Sáng nào bọn tôi cũng cà phê tại đây, gọi vui là họp giao ban nhưng thực chất là nạp năng lượng để bắt đầu ngày mới. Trong công việc, nếu có điều gì chưa đạt thì nhân đây tôi góp ý, để anh em để rút kinh nghiệm luôn”.

Người mù ngang tàng và thành công

Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày anh Tuấn và chị Thập (vợ anh, cũng là người khiếm thị) cùng hai người bạn ngược xuôi vay vốn mở cơ sở mát xa người mù đầu tiên tại Nha Trang. Thời gian đầu, anh Tuấn vấp phải sự phản đối từ nhiều phía vì chẳng ai tin một người sống trong bóng tối lại có thể trở thành chủ, làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.


[CLIP] Anh Tuấn chia sẻ câu chuyện thành công - Thực hiện: Lê Ái

Chăm sóc người mù không phải chỉ cho người mù ăn, mà phải cho người mù làm. Em hứa với anh, em sẽ làm được điều đó. Em sẽ tạo việc làm cho người mù nhưng chính họ phải tự làm, chứ không phải sống với tâm thế đi xin tình thương từ xã hội!

Nguyễn Tuấn

Đứng trước thực tế “thành công thì giàu, thất bại đi bán vé số”, một người anh khuyên Tuấn nên từ bỏ giấc mơ nhưng anh trả lời: “Chăm sóc người mù không phải chỉ cho người mù ăn, mà phải cho người mù làm. Em hứa với anh, em sẽ làm được điều đó. Em sẽ tạo việc làm cho người mù nhưng chính họ phải tự làm, chứ không phải sống với tâm thế đi xin tình thương từ xã hội”.

Và đến thời điểm hiện tại, khi trở thành chủ của hai cơ sở kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho 30 người, trong đó có 24 người mù đến từ nhiều tỉnh thành, anh Tuấn đã có thể ngẩng cao đầu khi nhớ về giây phút quyết liệt năm xưa.

Anh Tuấn tâm sự, nhờ tiêu chí “đặt tình thương lên đầu” của Hội Người mù tỉnh Khánh Hòa mà anh được cử đi học nghề mát xa ở Hà Nội và TP.HCM, trước khi về lại Nha Trang và nhận thấy đây là một nghề đầy đủ tiềm năng để phát triển. Hiện nay, mỗi ngày hai cơ sở kinh doanh của anh Tuấn tiếp đón hàng trăm lượt khách từ 8 giờ 30 đến 22 giờ 30, nhân viên được trả lương 33.000 đồng/1 giờ lao động. Trung bình, 1 tháng mỗi nhân viên phục vụ cho 150 khách hàng.
Cơ sở kinh doanh mát xa người mù thứ 2 của vợ chồng anh Tuấn nằm trên mặt tiền đường Hồng Bàng - Ảnh: Lê Ái

Với tài ăn nói được lòng người và cách tiếp thị thức thời: in quảng cáo trên giấy gói bánh mì, nhắn tin chăm sóc khách hàng thường xuyên… hai trung tâm mát xa của anh Tuấn được nhiều người biết tới. Với thu nhập khá và ổn định trong một thời gian dài, đến nay, vợ chồng anh Tuấn đã có cho riêng mình căn nhà mặt phố trị giá hơn 5 tỉ đồng.

“Nhân viên làm việc với tôi ngoài tay nghề cao còn cần xây dựng đạo đức, lối sống tích cực, không được nghĩ mình là người mù mà bắt xã hội phải ưu ái. Phương châm tôi hướng đến chính là: xây dựng dịch vụ ở cơ sở mình thật tốt, tuyệt đối không được bài xích hay hạ bệ những cơ sở do người khác quản lý”, anh Tuấn chia sẻ về cách quản lý nhân viên.

Nguồn sáng trong đôi mắt tối

Số phận lấy đi của Tuấn nguồn sáng trong đời nhưng bù lại cho anh nhiều thứ khác, đó là quyết tâm làm giàu và một người vợ hết mực yêu thương, chị Phạm Thị Thập, năm nay 35 tuổi. Anh chị gặp nhau trong thời gian sinh hoạt trong Hội Người mù của tỉnh và nên duyên từ đó. Cùng anh Tuấn vượt qua bao thăng trầm trong kinh doanh lẫn đời sống hôn nhân, chị Thập tin đời mình đã cập “bến trong”.

 
[CLIP] Anh Tuấn kể chuyện quản lý tiệm mát xa - Thực hiện: Lê Ái

“Chúng tôi ở bên nhau, chăm sóc nhau và cùng nhau tạo dựng tổ ấm nuôi nấng con cái nhưng chưa bao giờ nhìn thấy được mặt nhau, anh hay gọi vui là tình “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”. Đó có lẽ là sự trớ trêu của ông trời. Tôi chỉ mong sao gia đình yên ấm, con gái trưởng thành và hiểu được khiếm khuyết của bố mẹ, để không lấy đó làm mặc cảm với xã hội”, chị Thập trải lòng.

Nói nhiều đến cuộc sống ở hiện tại không có nghĩa Tuấn đã quên đi những ngày thơ khốn khó sống cùng ngoại ở xóm nhà cháy.

“Năm lên 3 tôi bị ban sởi mù mắt, bố mẹ cũng bỏ rơi từ đó. Vậy là bà ngoại nuôi nấng và dạy dỗ tôi từ bé. Trong thâm tâm, ngoại chỉ dám ước mong: cháu học được cái nghề đàn hát hay xem bói để lây lất với đời. Nhiều lúc, tôi nghĩ mà thương ngoại quá, nếu còn sống mà thấy tôi thành đạt như hôm nay, chắc ngoại vui lắm!”, anh Tuấn trầm ngâm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.