'Góc tối của tâm hồn là sự tiêu cực thiếu lạc quan'

03/04/2016 13:55 GMT+7

Đó là một trong những nội dung mà Lê Dương Thể Hạnh (35 tuổi) tác giả tiểu thuyết tự truyện Có một mặt trời không bao giờ tắt , chia sẻ tại buổi giao lưu với sinh viên ĐH Yersin Đà Lạt vào chiều 2.4.

Đó là một trong những nội dung mà Lê Dương Thể Hạnh (35 tuổi) tác giả tiểu thuyết tự truyện Có một mặt trời không bao giờ tắt, chia sẻ tại buổi giao lưu với sinh viên ĐH Yersin Đà Lạt vào chiều 2.4.

Thể Hạnh giao lưu với SV ĐH Yersin Đà LạtThể Hạnh giao lưu với SV ĐH Yersin Đà Lạt
Từ nghị lực phi thường
Thể Hạnh từng được biết đến khi trở thành 27 gương mặt được vinh danh trong đêm Gala "Tỏa sáng nghị lực Việt" cùng Nick Vujicic (chàng trai không tay chân đến từ Úc), tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) vào tháng 5.2014.
 
Có thể nói, tiểu thuyết Có một mặt trời không bao giờ tắt được viết bằng cái nhìn của một người sáng, hòa lẫn trải nghiệm thực tế của một người mù, bởi tác giả là dấu gạch nối giữa hai miền sáng - tối trong suốt 34 năm qua.

Trước đó, cô gái khiếm thị Thể Hạnh (người Đà Lạt) đạt giải nhì cuộc thi viết “Gương nghị lực phi thường” do Báo Thanh Niên phối hợp cùng tập đoàn Hoa Sen tổ chức với bài viết Ngày xưa ơi! và giải phụ đặc biệt với bài viết Lẽ nào anh là người khiếm thị.
Hàng trăm bạn sinh viên của Trường ĐH Yersin lần đầu gặp gỡ Lê Dương Thể Hạnh với khuôn mặt biến dạng, mù cả hai mắt, tay chân bị co quắp, miệng phát âm không rõ... và không ai nghĩ Thể Hạnh có thể viết được tiểu thuyết dài 31 chương.
Hạnh tâm sự, năm 2007 khi đang làm thư ký cho một Tổng giám đốc người Nhật và chuẩn bị qua Nhật tu nghiệp cô phát hiện bệnh u não. Sau 3 lần phẫu thuật và 27 lần xạ trị Thể Hạnh được cứu sống nhưng tất cả mọi sinh hoạt đều phải cậy nhờ vào sự trợ giúp của cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
Sống trong bóng tối, bị liệt tay chân và không nói được là nỗi đau và tuyệt vọng tột cùng, chưa kể người yêu sắp cưới cũng chia tay Thể Hạnh. Nhưng với ý chí, nỗ lực vượt khó phi thường Thể Hạnh đã vượt lên số phận. Bên cạnh đó là một tâm hồn biết mở ra của cô gái khiếm thị để giúp những người đồng cảnh ngộ, qua việc mở lớp dạy tiếng Nhật cho những người khiếm thị; lập nhóm thiện nguyện Sắc màu hy vọng giúp đỡ những hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh, đặc biệt là trẻ em…
Đặc biệt với tiểu thuyết tự truyện Có một mặt trời không bao giờ tắt dài hơn 450 trang ra đời là nỗ lực không mệt mỏi của Thể Hạnh.
Đến 'Mặt trời không bao giờ tắt'
Một sinh viên đặt câu hỏi: Khi rơi vào hoàn cảnh sống trong bóng tối, chị đã làm gì để có thể vươn lên? Thể Hạnh chia sẻ: “Phải nhìn vào hiện tại và chấp nhận sự thật. Phải nhìn mặt tích cực của cuộc sống. Khi nhìn vào ly nước còn một ít nước thì hãy nghĩ mình còn may mắn còn có nước để uống đừng nghĩ sao còn ít nước thế sao đủ mà dùng”. Hạnh chia sẻ tiếp trong lúc tuyệt vọng bên canh Hạnh luôn có cha mẹ, người thân, thầy cô và bạn bè đồng hành nâng đỡ.
Một sinh viên khác hỏi: Mỗi lần nghĩ tới quá khứ chị có thấy buồn? Cuộc đời này có công bằng với chị Không? Thể Hạnh cho rằng “Nhờ sự không may của số phận nên hôm nay Hạnh mới có cơ hợi đến đây để được gặp gỡ và chia sẻ với mọi người. Khi mình mất cái này tạo hóa lại cho mình thứ khác; chính nhờ sự không may mắn ấy, tôi đã nhận ra rằng có một mặt trời không bao giờ tắt”.
:Nhiều sinh viên mến mộ Thể Hạnh xin chụp hình kỷ niệmNhiều sinh viên mến mộ Thể Hạnh chụp hình kỷ niệm
Thể Hạnh đã chia sẻ về vùng tối của thể xác, vậy Hạnh có thể chia sẻ những vùng tối của tâm hồn? Hạnh trả lời ngay: “Góc tối của tâm hồn là sự tiêu cực thiếu lạc quan. Trước mắt các bạn là bóng tối nhưng cái đầu không được tối…”.
Một khán giả hỏi, nếu có một điều ước hạnh sẽ ước điều gì?, Thể Hạnh nói: Tôi ước mỗi người hãy nhắm mắt lại trong 5 phút để có thể cảm nhận bóng tối lạnh lùng thế nào để nghe tiếng lòng của trái tim và hiểu nỗi lòng của những người khiếm thị”.
Trước khi kết thúc buổi giao lưu, Thể Hạnh gởi đến các bạn sinh viên Đà Lạt thông điệp: “Mặt trời Hạnh muốn chia sẻ không 'mọc' hay 'lặn' theo quy luật tự nhiên, mà luôn tỏa sáng trong tim mỗi chúng ta, đó là mặt trời của niềm tin, hy vọng và của tình yêu thương”.
Thật cảm động khi nghe Thể Hạnh tâm sự: “Mơ ước và nguyện vọng của tôi là thông qua tác phẩm này kêu gọi sự chung tay góp sức của mọi người để xây dựng một thư viện chữ nổi bài bản, đồng thời xây dựng quỹ khuyến học Sacmauhyvong nhằm khích lệ tinh thần học tập của những bạn nhỏ bất hạnh”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.