tin liên quan
NATO bác ý nguyện gia nhập của QatarTheo thiết kế, con kênh dài 60 km, rộng 200 m và sâu từ 15 - 20 m. Chính quyền Ả Rập Xê Út tuyên bố sẽ hướng đến khai thác những lợi ích khổng lồ từ dự án kênh đào Salwa. Theo tờ Gulf News, Riyadh sẽ cho xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển cũng như thành lập cảng biển, bến đậu du thuyền… nhằm biến nơi đây thành một trong những điểm thu hút du khách nhất vùng Vịnh.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định một trong những mục tiêu chiến lược của dự án là cắt đứt con đường duy nhất trên đất liền giữa Qatar và phần còn lại của bán đảo Ả Rập. Đáng chú ý là toàn bộ kênh đào này nằm trên phần lãnh thổ của Ả Rập Xê Út, cách biên giới với Qatar khoảng 1 km. Do đó, Ả Rập Xê Út vẫn còn lại một phần đất nằm trên đảo với Qatar, dự kiến được sử dụng để xây dựng căn cứ quân sự và bãi chứa rác thải hạt nhân từ các nhà máy điện mà Riyadh sắp xây dựng.
Đến nay, Qatar chưa có phản ứng về kế hoạch nói trên, nhưng chắn chắn nước này sẽ không ngồi yên trước nguy cơ bị cô lập cũng như viễn cảnh sống cạnh căn cứ quân sự và bãi rác hạt nhân của đối thủ. Từ tháng 6.2017, Ả Rập Xê Út, Bahrain, UAE và Ai Cập tiến hành chiến dịch bao vây Qatar về chính trị, ngoại giao và thương mại với cáo buộc nước này “tài trợ khủng bố” và bắt tay với Iran gây bất ổn. Hồi đầu tháng 6.2018, Ả Rập Xê Út còn lên tiếng cảnh báo “sẽ làm mọi thứ có thể”, kể cả biện pháp quân sự, để ngăn chặn Qatar mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Đáp lại, Qatar một mực bác bỏ cáo buộc và từ chối đáp ứng các yêu sách của đối phương, trong khi nỗ lực trung gian hòa giải của Kuwait đến nay chưa mang lại bước tiến cụ thể nào, theo Đài RT.
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ngày 27.6 sẽ lắng nghe phần tranh luận trong vụ Qatar kiện UAE, theo Reuters. Hôm 11.6, Qatar khởi kiện UAE và lên án việc bao vây trên bộ, trên biển và trên không nhằm vào nước này “là một phần của chiến dịch áp bức khiến các gia đình bị chia cắt, nhiều người bị mất tài sản và tước đi quyền tiếp cận với giáo dục, y tế...”. Qatar cho rằng UAE vi phạm Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) mà 2 nước tham gia ký kết. Ả Rập Xê Út, Ai Cập cũng như Bahrain không tham gia công ước này và không bị Qatar khởi kiện.
|
Bình luận (0)