Theo Daily Mail, trong khi trái cây tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin, thì nước trái cây chủ yếu là chất làm ngọt có hương vị trái cây có thể làm cho lượng đường huyết tăng lên và gây ra chứng béo phì.
Trên thực tế, AAP cho biết phụ huynh chỉ nên cho con uống nước trái cây nếu bác sĩ chuyên khoa kê toa để điều trị táo bón - và phải là 100% trái cây.
Hướng dẫn trước đây nói rằng trẻ em từ sáu tháng đến sáu tuổi có thể có đến 180 ml nước trái cây mỗi ngày. Khi chúng lên bảy tuổi, có thể tăng gấp đôi lượng đó.
Tuy nhiên, kể từ khi hướng dẫn đó được công bố năm 2006, đã có một loạt các nghiên cứu y học về nước trái cây như là một chất làm tăng tỷ lệ béo phì và nguy cơ chăm sóc nha khoa.
tin liên quan
3 tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống cà phê ở một số ngườiMặc dù uống cà phê giúp người ta tỉnh táo nhưng cơ thể của một số người có thể gặp tác dụng phụ do uống cà phê, theo Healthista.
Trong khuyến cáo mới, các nhà nghiên cứu AAP yêu cầu các bác sĩ nhi khoa thông tin với phụ huynh về việc ăn trái cây tươi cho con thay vì cho trẻ uống nước trái cây. Nước và sữa nên là thức uống chính.
Viết bình luận, tiến sĩ Steven Abrams, Chủ tịch Ủy ban Dinh dưỡng AAP, nói rằng cha mẹ nên cảm thấy thoải mái khi giới hạn hoàn toàn lượng nước trái cây. Ông cũng không khuyến khích tiêu thụ nước trái cây không được khử trùng.
Tiến sĩ Steven cho biết nước ép có thể cung cấp một số vitamin như vitamin C trong nước cam, canxi và vitamin D trong một số sản phẩm nước ép tăng cường nhưng thiếu chất xơ và protein quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Nó cũng không có ích cho việc kiểm soát các bệnh tiêu chảy và có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có nguy cơ hạ natri máu.
tin liên quan
Chế biến nấm thế nào để giữ được giá trị dinh dưỡng?Nấm là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin rất tốt, nhưng nghiên cứu
mới cho thấy phương pháp nấu chúng có ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng
chung, theo Medical Daily.
Bình luận (0)