>> Đắk Lắk triển khai 5 dự án vay vốn ADB
>> ADB kêu gọi VN tích cực giải quyết vấn đề nợ xấu
>> Dự báo cán cân thanh toán quốc tế thặng dư 1,5 - 2 tỉ USD
Đây là dự báo được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2014 do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố hôm nay (1.4) tại Hà Nội.
|
Lạm phát của Việt Nam được ADB dự báo sẽ ở mức trung bình 6,2% trong 2014. Đi kèm với các con số này là dự báo sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm giá nhẹ.
ADB dự báo lạm phát sẽ ở mức 6,6% trong 2015 khi các hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục mạnh hơn. Dự báo này tích cực hơn mức được ADB đưa ra vào 10.2013, trong đó tăng trưởng GDP được dự báo 5,5%; lạm phát 7,2% trong 2014.
Báo cáo của ADB nhận định các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng vững vàng trong năm 2014. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP là 6,2% trong 2014, và 6,4% trong 2015. Tốc độ tăng trưởng của cả khu vực trong năm 2013 là 6,1%.
|
Báo cáo ADO ghi nhận những tiến bộ đạt được trong cải cách khu vực tài chính ngân hàng, trong đó có những cố gắng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát hoạt động cho vay, sáp nhập và tái cơ cấu của một số ngân hàng yếu kém. Bên cạnh đó là việc nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước.
Báo cáo cũng ghi nhận việc thực hiện các quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng nhằm thu hẹp khoảng cách với chuẩn mực quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6.2014.
Báo cáo ADO cũng bàn về khả năng phương thức đầu tư PPP (hình thức đầu tư công tư kết hợp) sẽ được coi là cách tiếp cận hữu hiệu để xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, mang lại lợi ích cho người dân.
Theo ADB, cho đến nay mức độ đầu tư của tư nhân vào các kết cấu hạ tầng trọng yếu vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư PPP vốn được ưa chuộng từ trước đến nay ở Việt Nam thường khác xa so với thông lệ chuẩn mực của quốc tế, và phần lớn các dự án PPP đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh.
Tuy nhiên, ADB vẫn đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất để các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch PPP diễn ra.
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, thu hút đầu tư tư nhân, chủ yếu thông qua phương thức PPP, sẽ góp phần huy động vốn cho các dự án, đồng thời cũng giúp Việt Nam tiếp cận được kiến thức chuyên môn và công nghệ của thế giới, nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Trường Sơn
Bình luận (0)