Để đáp ứng kế hoạch này, ngân hàng có trụ sở tại Manila sẽ hợp nhất 2 đơn vị là Quỹ Phát triển châu Á (ADF) và Nguồn vốn vay thông thường (OCR). Phát biểu tại cuộc họp hội đồng quản trị mới đây, Chủ tịch ADB Takehiko Nakao nhấn mạnh: “Vì chúng ta đang mở rộng quy mô hoạt động, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực tối đa để hoạt động hiệu quả. Chúng ta sẽ tiếp tục tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực ngân sách và nhân viên. Ngoài ra, chúng ta cũng đã bắt đầu thảo luận về một chiến lược mới nhằm đáp ứng những thách thức phát triển trong khu vực tốt hơn”.
Năm ngoái, ADB phê duyệt 16,3 tỉ USD cho các khoản vay và viện trợ không hoàn lại, tăng 21% so với năm 2014. Trước thông tin trên, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Bambang Brodjonegoro cho biết nước ông sẽ tăng cường sử dụng các khoản vay từ ADB cho các dự án cơ sở hạ tầng. “Chúng tôi sẽ tối đa hóa việc sử dụng các khoản vay từ ADB. Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tất cả các nguồn lực cho vay sẵn có để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng”, ông Bambang nói với The Jakarta Post.
Indonesia là nước nhận vốn vay ADB lớn thứ ba trong khu vực châu Á, sau Ấn Độ và Pakistan. Tính đến năm 2015, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á nợ ADB 2,92 tỉ USD.
Bình luận (0)