Hoa cỏ, thông xanh, suối vắng, sương mù, những cô gái má hồng...đã khiến người nghệ sĩ tài hoa này lâng lâng như trong giấc “mộng Đào nguyên”. Ông viết tặng Đà Lạt một loạt ca khúc, nổi tiếng nhất là Ai lên xứ hoa đào với những lời ca êm ái: Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi. Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân mây êm trôi...
tin liên quan
Trung tâm Đà Lạt sẽ ra sao sau quy hoạch?Không phải ngẫu nhiên mà đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP.Đà Lạt vừa công bố, lại nhận được nhiều sự quan tâm đến vậy. Người dân, các kiến trúc sư của Đà Lạt, và cả rất nhiều du khách từng đặt chân đến “xứ hoa đào” đã bày tỏ sự băn khoăn về bản quy hoạch. Nếu đồ án này được thực hiện sẽ xóa đi nhiều cảnh quan gắn với lịch sử, ký ức về Đà Lạt, thay vào đó là những khối kiến trúc tổ hợp đa năng, khách sạn cao tầng xa lạ với thiên nhiên và kiến trúc Đà Lạt.
“Chúng tôi không đến Đà Lạt để mua sắm, giải trí trong các khu thương mại dịch vụ đa chức năng giông giống như các thành phố hiện đại. Chúng tôi đến đây vì nét riêng của Đà Lạt kia”, đó là tâm trạng chung của nhiều du khách.
tin liên quan
Cần trả lại vẻ đẹp cho chợ Đà LạtTình trạng xây cất lộn xộn, hồ suối bị ô nhiễm, những di sản kiến trúc có giá trị dần mất đi đang là những vấn nạn mà thành phố này phải đối diện.
Tất nhiên, không thể đòi hỏi Đà Lạt giữ mãi quy mô của một đô thị nghỉ dưỡng nhỏ. Quy hoạch, chỉnh trang, thiết kế, đầu tư phát triển khu vực trung tâm Đà Lạt nói riêng và toàn thành phố nói chung để phục vụ tốt hơn cho người dân và du khách trong lẫn ngoài nước là điều cần thiết.
Thế nhưng thiết nghĩ, quy hoạch, xây dựng thế nào cũng phải khởi nguồn từ sự tôn trọng cảnh quan thiên nhiên và sự hiểu biết sâu sắc các di sản văn hóa Đà Lạt để tìm ra những phương án hài hòa nhất. Có như thế, Đà Lạt mới có thể phát triển theo hướng hiện đại mà không đánh mất những điều làm nên vẻ quyến rũ độc đáo của mình.
Bình luận (0)