Âm nhạc của một thời

08/08/2013 03:05 GMT+7

Những thành viên trong các ban nhạc đình đám, những nhóm du ca, những nghệ sĩ gắn bó với sân khấu âm nhạc Hà Nội những năm 70 - 80 của thế kỷ trước sẽ gặp lại nhau, cùng làm sống lại không khí âm nhạc của một thời.

Trong những năm 1970 - 1980, xu hướng âm nhạc thịnh hành không còn là những bản nhạc tiền chiến, cách mạng được ưa chuộng trước đó mà nhường lại cho dòng nhạc mới du nhập từ phương Tây, khi được hát nguyên lời tiếng Anh, tiếng Pháp, khi được chuyển ngữ sang tiếng Việt. “Hồi đó, người ta thích nghe nhạc của ABBA, The Carpenters, Bee Gees, Lobo… Ban nhạc nào chơi được nhiều tác phẩm nổi tiếng của họ là đã thành công rồi. Những ban nhạc nổi lên khi ấy có Sông Hồng, Thăng Long, Sao Mai…”, Hạnh “đen” (Nguyễn Văn Hạnh), một tay trống thời đó nhớ lại.

 m nhạc của một thời
Các nghệ sĩ thập niên 70 - 80 trong cuộc hội ngộ năm ngoái - Ảnh: BTC

Thời kỳ ấy, kinh tế vẫn còn khó khăn, Hà Nội chẳng có phòng trà ca nhạc huống chi là sân khấu ca nhạc trong các nhà hát. Ban nhạc nào “đắt sô” được chơi nhiều nhất ở các đám cưới. Sau đó, sân khấu biểu diễn được mở rộng ra các phòng khiêu vũ cổ điển. Tay trống Hạnh “đen” kể: “Thời đó chỉ có khoảng 4 - 5 vũ trường ở các khách sạn như Thắng Lợi, Thăng Long, Du lịch… Nhưng những chỗ ấy người dân bình thường đâu có tiền để vào. Nghệ sĩ có rất ít cơ hội được diễn trước đông đảo công chúng”. Nghệ sĩ saxophone Quyền Văn Minh và hai người bạn thành lập ban nhạc Thăng Long để cùng nhau chơi trong các đám cưới. Sau này, khi các thành viên vào đoàn ca múa Hà Nội vẫn tiếp tục hoạt động trong ban nhạc và kết nạp thêm hai thành viên nữa.

 

Cuộc hội ngộ các nhóm nhạc, nghệ sĩ hoạt động vào những năm 70 - 80 được tổ chức vào lúc 17 giờ ngày 8.8 tại Hibar Coffee, tầng 1, Nhà hát u Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Các nghệ sĩ thời ấy như nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ Quang Vinh, nhạc sĩ Quốc Trung, nghệ sĩ saxophone Quyền Văn Minh, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, nghệ sĩ Hoàng Xuân Vượng, ca sĩ Thái Bảo... vẫn tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc và đã thành danh. Trong khi nhiều nghệ sĩ đã rẽ ngang như kiến trúc sư Trần Lang, nhà báo Nguyễn Văn Lập, họa sĩ Quách Phương Đông...

Ca sĩ Sao Mai vẫn nhớ khi ấy đã cùng những người anh, người bạn mở câu lạc bộ khiêu vũ để cùng nhau biểu diễn. Nhóm nhạc của bà giống như nhóm du ca, biểu diễn ở bất cứ nơi nào họ thích, có khi là các buổi sinh nhật, có khi ngay trên bãi cỏ.

Dù chỉ là những nhạc công “nghiệp dư” nhưng “chúng tôi chơi với tinh thần của người biểu diễn nghệ thuật, luôn hết mình, chẳng toan tính điều gì - nghệ sĩ saxophone Quyền Văn Minh bùi ngùi nói.

Nghe nhạc - nghe kỷ niệm

Tay trống Hạnh “đen” đến giờ vẫn chơi nhạc trên sân khấu Hà Nội. Sâu khấu đã hiện đại, chuyên nghiệp hơn, chỉ có điều, người nghe thời nay lại thích những dòng nhạc khác. Nhưng ông bảo chỉ thấy mình được thăng hoa khi cứ tối thứ năm và thứ bảy được chơi lại dòng nhạc từ những năm ấy. “Khán giả không có nhiều gương mặt trẻ, chủ yếu là những người đã trên 40 tuổi đến đây để trở về một thời đã qua”, ông ngậm ngùi. Nhưng nếu vẫn còn những người như Hạnh “đen” thì thứ âm nhạc ấy chẳng bao giờ mất đi.

Sau bao nhiêu năm bôn ba cùng các công việc khác nhau, ca sĩ Sao Mai và nhóm nhạc của bà - những nghệ sĩ dù đã gần tuổi 60, quyết định lập lại ban nhạc lấy tên Ngày trở về. Họ muốn được sống lại cùng những ca khúc nhạc trẻ Pháp thuở xưa.

Tham gia sự kiện này năm nay không chỉ có những con người của thế hệ ấy. Khắc Hiếu, một ca sĩ 8X thường xuyên làm mini show tại các không gian nhỏ theo phong cách âm nhạc thập niên 70 - 80, tâm sự: “Có những lúc cảm thấy đơn độc, nhưng tôi chưa bao giờ chán nản vì thứ âm nhạc này đã ngấm vào tôi”.

Minh Ngọc

>> Bốn mùa tình ca trải nghiệm âm nhạc mới
>> Tìm 'Sao Mai' ở châu u
>> Ca sĩ Vietnam Idol “chạm trán” Sao Mai - Điểm hẹn
>> Thanh Tâm xuất sắc nhất Sao Mai - Điểm hẹn 2012
>> Sao Mai - Điểm hẹn tự phá luật chơi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.