Dự thảo luật này được đưa ra từ năm 1993 nhưng mãi đến nay mới được thông qua, theo AFP.
Theo luật này, các nhân công bị cấm dùng tay và xô gỗ để dọn hầm cầu tại các nhà vệ sinh thô sơ.
Những nhân công dọn hầm cầu từ trước đến nay thường bị xem là “tiện dân”, một tầng lớp dưới đáy xã hội Ấn Độ.
Luật nêu trên cũng cấm xây dựng các nhà vệ sinh thô sơ, cấm thuê người dọn hầm cầu bằng tay, những trường hợp vi phạm sẽ bị phạt một năm tù và phạt tiền 50.000 rupee (770 USD).
AFP dẫn báo cáo của Ủy ban kiểm soát ô nhiễm trung ương Ấn Độ hồi năm 2011 cho biết chỉ có 160 trong số tổng cộng 8.000 thị trấn ở Ấn Độ có hệ thống cống rãnh. Chính vì lẽ đó mà nhiều hộ gia đình ở Ấn Độ phải xây dựng nhà vệ sinh thô sơ và thậm chí không có nhà vệ sinh.
Hồi tháng 10.2012, Bộ trưởng Vệ sinh, nước và phát triển nông thôn Ấn Độ, ông Jairam Ramesh tuyên bố: “Không có nhà vệ sinh, không có cô dâu”, nhằm kêu gọi phụ nữ đừng về làm dâu tại những gia đình không có nhà vệ sinh.
Phúc Duy
>> Không có nhà vệ sinh, không có cô dâu
>> Khi "rút hầm cầu" bành trướng...
>> Khốn khổ vì nhà vệ sinh công cộng
>> Quốc hội Anh chi 100.000 bảng… tân trang nhà vệ sinh
>> Không có nhà vệ sinh, không có cô dâu
Bình luận (0)