Theo báo cáo, vận động viên 21 tuổi đang tập luyện cho giải vô địch thể hình cấp tiểu bang Ấn Độ thì ăn bánh mì vào giờ nghỉ giải lao.
Anh là thí sinh ở hạng cân dưới 70 kg. Khi xảy ra tai nạn, chàng trai đang tập thể dục lúc 8 giờ tối.
Sặc dị vật là gì?
Sặc xảy ra khi bị tắc nghẽn trong cổ họng hoặc khí quản. Điều này chặn luồng không khí và đe dọa đến tính mạng bởi nó cắt đứt luồng oxy lên não. Hầu hết người lớn và trẻ nhỏ đều dễ bị sặc thức ăn. Sặc còn được gọi là tắc nghẽn đường thở do dị vật.
Làm sao để biết một người đang bị sặc dị vật?
Khi một người đột nhiên cảm thấy khó thở, cần hành động thông minh và hiểu rằng họ bị sặc thức ăn. Người đó có thể thở hổn hển, bất động sau vài giây, thở khò khè và có thể tái nhợt. Nạn nhân không thể nói, ho hoặc thở do bị sặc. Người bị sặc cũng có thể bất tỉnh.
Phải làm gì khi có người bị sặc?
Hãy thực hiện thủ thuật Heimlich khi có người bị ngạt thở: Cho nạn nhân cúi khom người, khum bàn tay vỗ mạnh vào lưng ở khoảng giữa 2 vai. Đây là cách tốt nhất để tống thức ăn bị sặc ra, theo Times of India.
Tránh làm những điều này
Đừng hỏi họ. Thực hiện thủ thuật Heimlich cần nhẹ nhàng, lực vỗ quá mạnh có thể làm gãy xương sườn. Tuyệt đối không móc miệng nạn nhân.
Nguyên nhân gây sặc là gì?
Sặc có thể xảy ra do ăn uống bất cẩn, cố gắng ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa cười hoặc nói chuyện. Thông thường, trẻ bị sặc kẹo, trái cây miếng lớn, cà chua bi, nho nguyên quả, đậu phộng, miếng xúc xích, cục chả hay đồ chơi nhỏ, vật hình tròn dễ dàng cho vào miệng, theo Times of India.
Bình luận (0)