• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo từ 9.9, nguy cơ lạm phát lương thực gia tăng

09/09/2022 15:11 GMT+7

Từ ngày 9.9, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% cho xuất khẩu nhiều loại gạo khác nhau, trong bối cảnh quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới tìm cách bổ sung nguồn cung và bình ổn giá gạo trong nước.

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo

reuters

Ấn Độ hiện xuất khẩu gạo cho hơn 150 quốc gia, và bất kỳ sự sụt giảm nào trong nguồn cung từ nước này đều có thể gia tăng áp lực cho giá thực phẩm thế giới, vốn đang tăng cao vì hạn hán, sốc nhiệt và chiến sự Ukraine, theo Reuters hôm 9.9.

Gạo trắng và gạo lứt thuộc nhóm bị tăng thuế. Đây cũng là nhóm chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ.

Ông B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo trên toàn Ấn Độ, cảnh báo mức thuế mới nhiều khả năng khiến các nước tạm ngừng mua gạo của Ấn Độ và chuyển sang những đối thủ như Thái LanViệt Nam.

Danh sách áp thuế không có hai mặt hàng là gạo đồ (loại gạo qua 3 giai đoạn chế biến) và gạo basmati. Bên cạnh đó, chính quyền New Delhi còn cấm xuất khẩu đối với gạo tấm 100%.

Ấn Độ hiện chiếm hơn 40% các chuyến hàng xuất khẩu gạo trên toàn cầu, và cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar trên thị trường thế giới.

Quyết định giới hạn xuất khẩu gạo có hiệu lực trong bối cảnh lượng mưa thấp hơn trung bình đã xảy ra ở những bang sản xuất gạo chủ lực như Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh. Trước đó, nước này cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì và giới hạn số lượng các lô hàng xuất khẩu đường.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.