Ấn Độ hướng đến tiểu vùng Mekong

22/06/2015 16:37 GMT+7

(TNO) Trong khi các nước lớn chú ý đến khu vực ngoài Biển Đông thì Ấn Độ lại quan tâm đến tiểu vùng sông Mekong và đang gia tăng ảnh hưởng về kinh tế với khu vực này.

(TNO) Trong khi các nước lớn chú ý đến khu vực ngoài Biển Đông thì Ấn Độ lại quan tâm đến tiểu vùng sông Mekong và đang gia tăng ảnh hưởng kinh tế với khu vực này.

Ấn Độ xem Tiểu vùng Mekong là bước đầu tiên cho chính sách hành động ở phía Đông
- Ảnh: Ủy ban sông Mekong
Khu vực Tiểu vùng sông Mekong bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Đây được đánh giá là khu vực quan trọng ở vùng Đông Nam Á, tập trung các nước nằm ở hạ lưu sông Mekong chạy từ vùng núi cao ở Trung Quốc và đổ ra Biển Đông.
“Tăng cường sự hợp tác với tiểu vùng này sẽ thúc đẩy chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ”, Economic Times trích nguồn tin từ chính phủ cho hay, nhân sự kiện Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ bảy và Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) diễn ra từ 22 - 23.6 ở thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar).
Hội nghị ACMECS sẽ bàn 8 nội dung chương trình hợp tác phát triển như thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch, nguồn nhân lực và sức khỏe, môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự cả hai cuộc họp thượng đỉnh này.
Giá trị thương mại giữa Ấn Độ và tiểu vùng Mekong chỉ tính Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia đã tăng 10 lần trong giai đoạn 2004 - 2013, từ 1 tỉ USD lên 11,2 tỉ USD, theo Economic Times. New Dehli đã đầu tư 40,9 tỉ USD cho tiểu vùng này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.