Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, Ấn Độ sẽ cần nhiều năng lượng bổ sung hơn bất kỳ nước nào trên thế giới để cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế từ bây giờ cho đến năm 2040. Đây là lần đầu tiên quốc gia Nam Á vượt qua Trung Quốc, trở thành động lực chính cho nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi này phần nhiều đến từ những chính sách đổi mới ở Đại lục.
“Vị trí dẫn đầu của Ấn Độ chủ yếu là kết quả từ những sửa đổi của Trung Quốc, thay vì là dấu hiệu cho triển vọng tích cực hơn cho Ấn Độ. Trung Quốc được dự báo cần ít năng lượng hơn trước đây vì chính phủ nước này đang có những kế hoạch lớn đối với các nguồn năng lượng tái tạo”, trích trong dự báo Triển vọng Dầu Thế giới năm 2040 của OPEC.
Trung Quốc từ một nước gây ô nhiễm chính thì giờ đây đã bắt tay vào một cuộc vận động lớn để đóng cửa một số mỏ than hiện có và hạn chế khai thác những mỏ than mới. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng cam kết tổng năng lượng sạch được sử dụng vào năm 2030 sẽ đạt được 20%.
“Các tín hiệu gần đây và hành động cụ thể đang được Trung Quốc thực hiện đã làm tăng uy tín của chính phủ trong việc chống lại vấn đề ô nhiễm tại nước này, đồng thời góp phần giảm thiểu phát thải và tiết kiệm năng lượng toàn cầu”, OPEC cho hay.
Theo CNN, Ấn Độ cũng đặt ra các mục tiêu năng lượng tái tạo đầy tham vọng, nhưng vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào các loại nhiên liệu phát thải cao như than. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nằm trong số các nước tuyên bố sẽ giảm khí đốt tự nhiên và ô tô chạy diesel trong hai thập niên tới. Tuy nhiên OPEC nói rằng điều đó sẽ “chỉ là một phần nhỏ” để làm giảm nhu cầu năng lượng khổng lồ của họ.
tin liên quan
Ấn Độ tăng bậc ấn tượng trong bảng xếp hạng kinh doanh dễ dàngTheo Ngân hàng Thế giới (WB), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã và đang giúp giới doanh nghiệp dễ làm ăn hơn ở Ấn Độ.
Bình luận (0)