1. Tủy bò chiên giòn + nước ổi ép
|
* Nguyên liệu
- Tủy bò: 300g
- Bột xù; bột mì
- Trứng gà: 1 quả
- Salad: một ít
- Dầu ăn, muối, tiêu, bột ngọt, đường, tương ớt…
* Cách làm
Tủy bò rửa sạch, luộc với dấm, sau đó cắt ra từng miếng. Pha bột mì với trứng, nêm thêm một ít muối, tiêu, trộn đều. Cho tủy bò vào bột pha, sau đó lấy ra từng miếng lăn qua bột xù rồi đem chiên giòn. Ăn kèm với salad và tương ớt.
2. Đuôi heo hầm đậu đỏ + nước cà rốt ép
|
* Nguyên liệu
- Đuôi heo: 1 cái
- Đậu đỏ: 100g
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Muối tiêu, bột ngọt, đường…
* Cách làm
Đậu đỏ rang sơ, đem ngâm vào nước ấm khoảng 15 phút, sau đó vớt ra rửa sạch cho vào nồi nấu. Đuôi heo làm sạch, luộc qua nước sôi rồi vớt ra, rửa sạch lại, cho chung vào nồi đậu đỏ đang nấu. Để lửa mạnh, hớt bọt cho sạch, rồi vặn nhỏ lửa cho tới khi đậu đỏ và đuôi heo mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn.
3. Gà hầm bạch quả + nước cam ép
|
* Nguyên liệu
- Đùi gà: 2 cái
- Bạch quả: 100g
- Cà rốt tỉa bông
- Nước dùng
- Dầu ăn, muối tiêu, bột ngọt, đường…
* Cách làm
Đùi gà rửa sạch, chiên sơ qua dầu, vớt ra rửa sạch. Bạch quả lột sạch vỏ (nếu mua loại có vỏ cứng thì đập bỏ vỏ rồi bóc cả lớp vỏ mềm). Bỏ đùi gà và bạch quả đã làm sạch, một ít cà rốt tỉa bông vào nồi, nêm nếm gia vị, cho nước dùng vào nấu đến khi chín là được.
* Nước ép trái cây như ổi, cam, cà rốt… rất tốt cho sức khỏe của học sinh khi phải thức khuya hay ôn bài căng thẳng, vì các loại nước này bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giúp cơ thể tỉnh táo, tăng sức đề kháng và giải nhiệt.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, học tập, thi cử là một dạng lao động trí óc. Khi cơ thể thiếu năng lượng, lượng đường trong máu thấp, kém cung cấp cho não dẫn đến mệt mỏi, hoa mắt, nhìn kém, thờ ơ, chậm chạp, trí nhớ và sức tập trung bị suy giảm. Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày, học sinh cần ăn thêm 2 - 3 bữa phụ xen kẽ. Bữa ăn chính cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường (cơm, bún, bánh mì…), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, đậu đỗ các loại), chất béo (dầu, mỡ, bơ), rau củ và trái cây. Bữa ăn phụ cần thiết là ly sữa tươi, sữa chua, bánh bông lan, khoai lang, bắp, trái cây… Các loại thức ăn cần đa dạng, đổi món thường xuyên. Đặc biệt, các loại vitamin nhóm B sẽ có nhiều trong ngũ cốc, rau củ; vitamin C có trong rau, trái cây; chất sắt có trong thịt, gan, trứng, huyết…; kẽm có trong hàu, thịt bò, thịt cóc, cá, trứng; magiê có trong thịt, trứng; i-ốt có trong muối i-ốt, các acid béo thiết yếu có trong dầu thực vật, mỡ cá… đều có tác động trực tiếp đến hiệu suất học hành, thi cử. Các "chất bổ não" như DHA, ARA… có nhiều trong cá basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi…; nhóm thức ăn làm tăng trí nhớ chứa nhiều cholin có trong lòng đỏ trứng, súp lơ, đậu nành, bắp cải; selen có trong tôm, cà chua; acid glutamic có trong bí đỏ… được các nhà khoa học Anh khuyên sử dụng. Các món ăn dân gian cho "sĩ tử" mùa thi cũng rất phong phú như óc chưng (ăn óc bổ não), chè đậu đỏ, cá chép (để hóa rồng)… đều tốt cho các em học sinh. Tuy nhiên nếu quá kiêng trứng (sợ bị điểm óc tọt), thịt (sợ ngu như bò, heo), bí… thì trẻ sẽ bị thiếu các dưỡng chất quan trọng. Minh Tuệ |
Du Miên
Bình luận (0)