Trước đây người Đà Lạt vẫn quen gọi khu biệt điện của bà Trần Lệ Xuân (vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu) là ''Dinh bà Nhu''.
“Dinh bà Nhu” được xây dựng từ năm 1958, là một quần thể gồm ba biệt thự Lam Ngọc, Bạch Ngọc và Hồng Ngọc, được thiết kế, xây dựng mô phỏng theo kiến trúc Pháp hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, tọa lạc bên một đồi thông rộng khoảng 1,3 ha, nay là số 2 Yết Kiêu, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng.
Trong đó, biệt thự Lam Ngọc là “tâm điểm” của khu biệt điện, là nơi nghỉ cuối tuần của vợ chồng ông bà cố vấn Ngô Đình Nhu (em ruột Tổng thống Ngô Đình Diệm).
Hiện nay biệt thự Lam Ngọc được duy tu làm nơi trưng bày mộc bản triều Nguyễn
|
Ngoài chức năng nghỉ ngơi, biệt điện còn có phòng làm việc, phòng họp, phòng khiêu vũ, hồ bơi nước nóng… Toàn bộ vật liệu xây dựng, đồ vật trang trí, dụng cụ sinh hoạt đắt tiền trong biệt điện đều được nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Ý về.
Trong biệt thự còn có 2 hầm ẩn nấp sâu khoảng 2 m, nắp hầm được làm bằng loại thép dày, đạn bắn không thủng... Theo nhiều người dân sống gần khu vực này, bà Nhu còn cho xây một đường hầm thoát hiểm từ khu biệt điện thông ra tận sân bay quân sự Cam Ly, dài khoảng 2 km để “thoát hiểm” khi có nguy biến.
Tuy nhiên, ông Dương Quang Bền, nguyên cán bộ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, cho biết: “Khi tôi vào thì khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn rất hoang sơ và không hề có một đường hầm nào dẫn đến sân bay Cam Ly như những gì người ta đồn đoán”...
Trong ảnh là hồ bơi nước nóng độc nhất vô nhị tại VN năm 1958. Do thời tiết Đà Lạt lúc ấy rất lạnh nên bà Nhu đã cho lắp đặt hệ thống hâm nóng nước rất đắt tiền. Hồ bơi nằm trước biệt thự Bạch Ngọc được thiết kế mái bằng kiểu Mỹ, xung quanh tường gắn kính trong để ngắm cảnh, đọc sách, đây là nơi giải trí, thư giãn của gia đình bà Nhu. Chẳng mấy ai được bước chân vào ngoại trừ các tướng lĩnh thân tín của ông bà cố vấn
|
Biệt điện Lam Ngọc có khu vườn Nhật Bản rất độc đáo. Bà Nhu đã thuê các kỹ sư người Nhật sang thiết kế theo phong cách Nhật Bản, với thảm cỏ, bãi đá, cây xanh, hoa... Tâm điểm khu vườn là hồ nước hình bản đồ VN, khi được bơm đầy nước, đáy hồ sẽ hiện lên hình bản đồ VN; giữa hồ nước thu nhỏ có cả dải phân cách thể hiện vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền Nam - Bắc lúc đó. Trong ảnh là một góc hồ nước hình bản đồ VN trong vườn Nhật Bản
|
Dinh bà Nhu nhìn từ vườn Nhật Bản
|
Trong biệt điện Lam Ngọc có hai căn hầm sâu khoảng 2 m, xung quanh hầm được ốp gạch men xanh rất sạch sẽ. Một hầm trú ẩn có diện tích khoảng 4 m2 được xây rất kiên cố không có lối nào thông ra ngoài, bên trong hầm vẫn còn một chiếc tủ sắt và một cánh cửa của két sắt có khóa mã (trong ảnh là cửa xuống của một hầm thoát hiểm trong biệt thự Lam Ngọc)...
|
... Một hầm khác được gọi là “hầm thoát hiểm”, diện tích khoảng 10 m2, có lối dẫn thông ra ngoài khuôn viên biệt thự
|
Lò sưởi tại phòng khiêu vũ nằm trong biệt thự Lam Ngọc rất độc đáo và đắt tiền vì được dát đồng đỏ từ chân lên đỉnh. Hệ thống lò sưởi này có thể làm ấm cả căn phòng khi lò được đốt mỗi mùa đông giá lạnh
|
|
|
Lò sười với nhiều kiểu dáng khác nhau trong biệt điện
|
Nhà bếp xưa trong biệt thự Lam Ngọc
|
Chiếc tủ lạnh nhập khẩu từ Mỹ về
|
|
Sắc lệnh bổ nhiệm Ngô Đình Nhu là Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc năm 1945
|
Chân dung bà Trần Lệ Xuân (1924-2011)
|
Trang sổ ghi lại sự chi tiêu của bà cố vấn
|
Mặt sau biệt thự Lam Ngọc xưa
|
Mặt sau biệt thự Lam Ngọc ngày nay
|
Bình luận (0)