![]() 3 năm 1 lần, lễ hội vật cầu làng Kim Sơn mới được tổ chức Ảnh Lê Tân |
![]() Sáng 30.1 (tức mùng 6 tết), hàng trăm người đổ về sân đình làng Kim Sơn để xem lễ hội vật cầu Ảnh Lê Tân |
![]() Theo người dân địa phương, tướng quân Phạm Ngũ Lão khi đi kinh lý qua vùng này đã bày ra trò vật cầu để rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ Ảnh Lê Tân |
![]() Dần dần, vật cầu trở thành một lễ hội truyền thống được tổ chức tại sân đình làng Kim Sơn vào ngày mùng 6 tháng Giêng Ảnh Lê Tân |
![]() Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức 3 năm 1 lần nên người dân địa phương và du khách rất háo hức chờ đợi Ảnh Lê Tân |
![]() Lễ hội được tổ chức ở sân đình làng Kim Sơn. Giữa sân đình có một hố tròn gọi là lỗ cầu cái Ảnh Lê Tân |
![]() Các dòng họ trong làng sẽ chia thành ba giáp Đông, Nam, Bắc phân biệt theo sắc phục đỏ, vàng, xanh Ảnh Lê Tân |
![]() Sau một số nghi lễ, quả cầu được bô lão trong làng rước ra thả xuống hố cái Ảnh Lê Tân |
![]() Quả cầu nặng 25 kg, làm bằng củ chuối hột Ảnh Lê Tân |
![]() Mỗi giáp có thủ lĩnh gọi là tổng cờ và 5 đô vật là những trai làng mạnh khỏe, dũng cảm để cùng tranh nhau quả cầu Ảnh Lê Tân |
![]() Do 3 giáp (15 người) cùng thi đấu tranh cầu 1 lúc nên hình thành thế 5 người đấu với 10 người Ảnh Lê Tân |
![]() Các giáp phải dùng sức mạnh, mưu trí để đưa cầu từ lỗ cái về lỗ phụ nơi giáp mình “đóng quân” Ảnh Lê Tân |
![]() Do quá khó để đưa cầu về lỗ phụ nên lễ hội năm nay phải thay đổi thể thức thi đấu. Giáp nào đưa cầu về gần lỗ 10 m được tính 5 điểm, 5 m được tính 10 điểm Ảnh Lê Tân |
![]() Tuy nhiên, sau 3 hiệp (mỗi hiệp 15 phút) và tốn rất nhiều công sức, không giáp nào ghi được điểm Ảnh Lê Tân |
![]() Có thể nói, thể lệ hội vật cầu làng Kim Sơn là rất khắc nghiệt, đòi hỏi các giáp phải khéo léo, mưu trí và... may mắn mới có thể chiến thắng Ảnh Lê Tân |
![]() Lễ hội kết thúc khi quả cầu được đưa xuống ao đình để tắm rửa Ảnh Lê Tân |
Bình luận (0)