Tự động phát
Cuối cùng thì cũng có “Merry Brexmas” khi Anh và Liên minh châu Âu (EU) vào phút cuối đã đạt được thỏa thuận thương mại Brexit. Cuộc đàm phán kéo dài đến tận những phút cuối trước thời hạn Anh rời khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan của châu Âu vào cuối tháng 12.2020.
Thủ tướng Boris Johnson, gương mặt đại diện cho phong trào ủng hộ Brexit, thúc giục nước Anh vượt qua những chia rẽ đã nổi lên từ cuộc trưng cầu dân ý 2016. Ông nói rằng thỏa thuận này “sẽ bảo vệ việc làm trên toàn quốc, một thỏa thuận sẽ cho phép hàng hóa và linh kiện của Anh được xuất sang thị trường châu Âu mà không bị áp thuế và hạn ngạch.”
|
Không còn sức mạnh chung của khối EU, nước Anh về cơ bản chỉ còn chính mình - và phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ, phải tự đàm phán với Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Anh sẽ có quyền tự quyết lớn hơn nhưng phát triển kinh tế sẽ chậm lại, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhiều khía cạnh về tương lai quan hệ Anh - EU vẫn còn chưa được giải quyết, và có thể sẽ cần thêm nhiều năm nữa.
Ngoài ra, thỏa thuận sẽ xử lý các vấn đề như an ninh, giao thông vận tải và năng lượng. Nhưng dù đã đạt được thỏa thuận thương mại, doanh nghiệp vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thủ tục và chi phí mới. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế nói rằng giải pháp thay thế, tức không có thỏa thuận nào, có vẻ còn tồi tệ hơn nhiều.
Bình luận (0)