Theo đó, Trident được cho là đã rơi gần HMS Vanguar, tàu ngầm phóng tên lửa này.
Thông tin về sự cố được tờ The Sun đăng tải đầu tiên vào hôm 21.2. Bộ Quốc phòng Anh xác nhận đã xảy ra "sự bất thường" trong quá trình thử nghiệm nhưng cho biết "hệ thống răn đe hạt nhân của Anh vẫn an toàn, vững chắc và hiệu quả".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps đã có mặt trên tàu HMS Vanguard để chứng kiến cuộc thử nghiệm. Theo The Sun, nguyên nhân thất bại là do hệ thống đẩy giai đoạn đầu trên tên lửa đã không thể bốc cháy.
Kết quả này đánh dấu lần thử nghiệm thất bại thứ 2 liên tiếp của tên lửa Trident, sau sự cố bắn hỏng vào năm 2016.
"Không có tác động nào đến mức độ tin cậy của các hệ thống và kho dự trữ tên lửa Trident. Cũng không có bất kỳ tác động nào đối với khả năng bắn vũ khí hạt nhân của chúng tôi, nếu xảy ra tình huống mà chúng tôi cần phải làm như vậy", ông Shapps nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Anh từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết vì lý do an ninh quốc gia.
Đầu tháng này, HMS Queen Elizabeth, 1 trong 2 tàu sân bay hàng đầu của Anh, đã phải rút khỏi cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kể từ Chiến tranh Lạnh vì sự cố chân vịt.
Khả năng răn đe hạt nhân của Anh được cung cấp bởi một hạm đội gồm 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo Trident do Mỹ chế tạo và do Lockheed Martin sản xuất. Đầu đạn được chế tạo ở Anh.
An ninh quốc phòng thế giới sẽ diễn biến ra sao?
Anh và Mỹ cho biết đã có hơn 190 cuộc thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa Trident.
Hệ thống răn đe hạt nhân của Anh tiêu tốn khoảng 3 tỉ bảng (92.435 tỉ đồng) mỗi năm để vận hành - tương đương khoảng 6% tổng ngân sách quốc phòng. Quốc hội nước này đã bỏ phiếu vào năm 2016 để thông qua việc đóng một lớp tàu ngầm mới, dự kiến đi vào hoạt động vào những năm 2030, với chi phí ước tính lần cuối là 31 tỉ bảng.
Bình luận (0)