Nhưng không phải ai cũng biết những lợi ích đó là gì. Đó là: giúp giảm đau, đốt cháy mỡ, tăng khả năng miễn dịch và thậm chí làm tăng năng lượng. Những điều này cho thấy việc giữ kết nối giữa chúng ta với ánh sáng mặt trời rất quan trọng, theo naturalnews.
Không có nhiều thông tin về cách vitamin D giúp ích cho cơ thể, và các lợi ích khác về sức khỏe của ánh sáng mặt trời mới chỉ bắt đầu được khám phá. GreenMedInfo.com - trang web chăm sóc sức khỏe tự nhiên đã liệt kê một số lợi ích được biết đến khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng mặt trời giúp giảm đau
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychosomatic Medicine cho thấy các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bệnh nhân nằm viện ở những vùng sáng hơn của bệnh viện ít căng thẳng hơn và uống ít thuốc giảm đau mỗi giờ hơn so với những người nằm viện ở những vùng khác. Điều này cũng dẫn đến giảm chi phí thuốc giảm đau.
Ánh sáng mặt trời giúp đốt cháy mỡ tự nhiên
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa ánh sáng mặt trời và sự tích tụ mỡ. Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Da liễu, chỉ ra rằng việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) làm tăng quá trình trao đổi chất của mỡ dưới da. Trong khi loại chất béo này không phải là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch thì vitamin D có được từ việc da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có liên quan đến giảm béo phì do mỡ được đốt cháy tự nhiên.
Ánh sáng mặt trời liên quan đến tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu giải thích cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của một người có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của họ. Trong nghiên cứu, những người được sinh ra trong thời gian ít năng lượng mặt trời sống ít thọ hơn so với những người được sinh ra trong thời gian nhiều năng lượng mặt trời.
Ánh sáng mặt trời làm tăng sự tỉnh táo vào buổi tối
Những người được tiếp xúc ít nhất sáu giờ ánh sáng ban ngày sẽ tỉnh táo hơn vào những giờ đầu của buổi tối.
Ánh sáng mặt trời có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng. Cũng giống như cách mà cây sử dụng ánh sáng mặt trời để sản xuất năng lượng thông qua quá trình quang hợp, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học thay thế và bổ sung.
Bình luận (0)