Một cuộc thử nghiệm sử dụng kỹ thuật làm lạnh ở bệnh nhân đột quỵ đang thu hút sự tham gia của 1.500 bệnh nhân ở 80 bệnh viện tại 21 nước, bao gồm Anh. Đây là cuộc thử nghiệm nhằm chứng minh rằng việc làm lạnh cơ thể sau cơn đột quỵ là nhằm “bảo vệ thần kinh”, giảm số lượng tế bào não chết đi. Một cơn đột quỵ xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho một phần não bị cắt đứt, với nguyên nhân có thể là do vón máu, gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ, hoặc vỡ mạch máu trong/xung quanh não, gọi là xuất huyết não. Hậu quả của tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương não, cơ thể bị liệt hoặc thậm chí tử vong. Nhiều người bị tổn thương não nghiêm trọng, không bao giờ có thể phục hồi.
tin liên quan
Phải làm gì khi người thân bị đột quỵ?Hiện nay, tình trạng người bị đột quỵ ngày càng tăng, dẫn đến mối quan tâm của cộng đồng dành cho bệnh đột quỵ cũng tăng theo.
Trong nỗ lực giới hạn thương tổn, một quy trình mới nhằm hạ nhiệt cơ thể bệnh nhân một cách nhanh chóng bằng cách truyền chất lỏng lạnh vào tĩnh mạch, trước khi dùng áo liền thân ủ chất lạnh lỏng nhằm duy trì thân nhiệt thấp. Hiện bệnh nhân nhập viện do thiếu máu cục bộ sẽ được điều trị bằng thuốc gọi là thrombolysis, hoặc những loại thuốc loãng máu khác để đánh tan vón máu. Trong cuộc thử nghiệm mới, các bệnh nhân ở Edinburgh và London (Anh) được tuyển vào chương trình nhằm chứng minh hạ thân nhiệt có thể ngăn chặn hóa chất độc hại tích tụ khi não bị hủy hoại vì vón máu. Liệu pháp làm lạnh phải được áp dụng trong vòng 3 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện, và cần phải hạ thân nhiệt (còn 34 - 35 độ C), cũng như tiêm thuốc thrombolysis, theo tờ Mail on Sunday.
tin liên quan
Cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản và hiệu quả đến từ Nhật BảnĐột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh, xuất hiện đột ngột, tỷ lệ tử vong cao và dù cứu sống thì di chứng để lại hết sức nặng nề. Tuy nhiên, nhiều người không biết bệnh có thể phòng ngừa được.
Do bộ áo công nghệ vẫn chưa hạ thân nhiệt đủ nhanh, bước đầu tiên là truyền dung dịch lạnh thông qua đường tĩnh mạch vào cơ thể. Để không tạo thêm bất cứ tổn hại nào cho bệnh nhân, nhiệt độ cơ thể được theo dõi sát sao, đảm bảo thân nhiệt không xuống thấp quá mức. Sau đó, bộ áo liền thân được bọc quanh cơ thể bệnh nhân và chứa chất lỏng làm lạnh thông qua các ống nối với một cỗ máy. Bộ áo này có nhiệm vụ duy trì thân nhiệt 34 - 35 độ C trong khoảng 6 giờ. Các bác sĩ chuyên khoa tim đã áp dụng cùng một biện pháp nhằm bảo vệ não sau cơn đau tim, khi hàm lượng ô xy thấp do lưu lượng máu giảm có thể gây tổn hại cho não.
Vào năm 2002, 2 cuộc nghiên cứu tại Mỹ cho thấy các bệnh nhân tim mạch được hạ thân nhiệt kịp lúc đã cải thiện tỷ lệ sống sót, và não của họ hoạt động tốt hơn trong những tháng sau đó. Kết quả quá thuyết phục đến nỗi Hội Tim mạch Mỹ đề xuất áp dụng biện pháp này cho các bệnh nhân sống sót sau cơn đau tim. Quay lại cuộc thử nghiệm đang được triển khai, các bệnh nhân vẫn tiếp tục được khuyến khích tham gia chương trình này cho đến năm sau. Nhiều khả năng kết quả sẽ được công bố vào năm 2018.
tin liên quan
Cục máu đông - 'kẻ thù' thầm lặng của dân văn phòng Cục máu đông còn được biết đến với tên gọi huyết khối, có thể vỡ ra làm thuyên tắc phổi và nghẽn mạch máu, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến tử vong.
Bình luận (0)