>> Tặng áo phao cho dân vùng lũ
>> Tàu cá bị đâm chìm, 10 ngư dân mất tích: Các nạn nhân đã kịp mặc áo phao
>> Cấp áo phao cho học sinh cưỡi bè đi học
>> Trang bị áo phao cho người dân khi đu dây qua sông
>> Đi đò, nên mặc áo phao
Tận dụng để cứu mình
Một ngày cuối tháng 3.2012, bể bơi thuộc Trung tâm TDTT quốc phòng 3 (Quân khu 5) bỗng dưng sôi động đến lạ, khi có tới hàng chục người từ cán bộ Văn phòng TƯ Đảng ở miền Trung, H.Đại Lộc; bác sĩ bệnh viện, phóng viên báo đài... quần áo bảnh bao tiến vào. Đó là ngày mà những người có sáng kiến tận dụng chai, bình, can, hủ nhựa bỏ đi để làm áo phao phòng thân trong mùa mưa lũ kiểm tra khả năng của áo phao tự chế.
Theo ông Nguyễn Văn Lê, tác giả của sáng kiến này, người nông dân rất khó có đủ tiền để mua sắm một chiếc áo phao được bày bán trên thị trường, huống chi phải sắm đủ cho cả nhà vài ba nhân khẩu. Vì thế, việc tận dụng các vật dụng bỏ đi như: quần dài, áo mưa, bình nhựa, thau nhựa, can nhựa, chai hủ nhựa.... để tự chế một hay nhiều phương tiện sử dụng di chuyển trong mưa lũ vừa rẻ vừa hữu dụng, phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình, nhất là vùng nông thôn. Đợt kiểm tra tại bể bơi có độ sâu 2,2 - 3m với người có chiều cao 1,65 - 1,7m, cân nặng 60 - 70kg.
Sau khi có hiệu lệnh của những người có trách nhiệm, những người thử nghiệm đã lần lượt mặc từng loại áo phao và xuống bể bơi ở độ sâu 2,5m. kết quả thật bất ngờ, những chiếc áo phao tự chế đủ sức nâng, sức bền đối với người có trọng lượng 60 - 70kg. Chứng kiến từ đầu đến cuối buổi kiểm tra, ông Võ Khanh, Vụ trưởng Văn phòng TƯ Đảng tại miền Trung cho rằng: "Các áo phao tự chế có thể đưa vào sử dụng thực tiễn cho nhân dân vùng lũ lụt, khi mà mỗi người chưa có đủ điều kiện trang bị cho mình một chiếc áo phao theo đúng tiêu chuẩn".
|
Làm dễ, lại rẻ tiền
Có 5 loại áo phao theo cách gọi của người sáng chế, bao gồm: Áo phao làm từ quần dài và các chai lọ nhựa PET thông dụng; Áo phao làm từ 2 bình nhựa, mỗi bình có thể tích từ 3 - 5 lít; Áo phao làm từ bình đựng nước uống 20 lít; Áo phao làm từ 4 chai nhựa, mỗi chai có thể tích từ 1,5 - 2 lít và Áo phao làm từ thau, chậu nhựa và áo mưa. Cách làm áo phao cũng hết sức đơn giản, nếu có tốn tiền thì cũng chỉ phải bỏ ra đôi chút để mua dây dù mỗi sợi từ 2 - 2,5m.
Sau khi đã có vật liệu dụng như trên, điều đầu tiên là đổ hết nước trong các chai, lọ, bình ra rồi vặn chặt nắp lại. Sợi dây dù thứ nhất buộc liên kết các cổ chai, sợi thứ hai buộc liên kết các thân chai, khi buộc phải buộc thắt nút để chai không tụt ra khỏi dây với khoảng cách mội chai từ 15 - 20cm. Đối với bình 20 lít, cột dây thắt chặt hai đầu và làm dây đeo vào nách. Còn với quần dài thì cột dây túm hai ống, bỏ chai nhựa vào, sau đó cột nút thắt bên trên... tạo thành 2 cái quai đeo.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cặp học sinh, bỏ chai vào, đóng cặp lại và đeo vào người làm phao cứu sinh mùa lũ. Theo ông Nguyễn Văn Lê, những vật dụng tưởng chừng bỏ đi này, nếu biết cách "liên kết" cũng sẽ trở thành vật cứu tinh cho những gia đình ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương tiện phòng khi hữu sự, nên không được chủ quan, tùy tiện sử dụng để di chuyển lung tung trong khi có lũ lụt lớn.
Thư ghi nhận và kêu gọi của Chủ tịch nước Theo sáng kiến và đề xuất của Công ty CP thủy điện A Vương, tôi đề nghị các nhà sản xuất nhựa và vật dụng liên quan cùng tham gia hành động vì đồng bào thân yêu phòng tránh giảm nhẹ thiên tai ngay trong chính sản phẩm của mình. Hãy sản xuất những sản phẩm nhựa hoặc sản phẩm khác có khả năng 2 trong 1 để có thể làm phao giúp người trong bão lũ: Một chai nhựa PET, một bình chứa xà phòng, nước rửa chén, nước làm thơm áo quần, một bình nhựa, can nhựa khác... đều có thể giúp cứu người trong hoạn nạn lũ lụt và nếu chúng ta cải tiến thêm thì việc sử dụng sẽ an toàn - tiết kiệm - hiệu quả hơn cho đồng bào và xã hội. (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) |
Hữu Trà
Bình luận (0)