Apple bị tố 'ngó lơ' cho chuỗi cung ứng Trung Quốc bóc lột lao động

12/12/2020 11:26 GMT+7

Theo một kết quả điều tra mới đây, các nhân công thời vụ ít được bảo vệ hơn khi được các nhà cung ứng của Apple sử dụng để đáp ứng nhu cầu gia công.

Theo một báo cáo mới của The Information, Apple đã "đồng lõa" với các nhà cung ứng của họ trong các hoạt động vi phạm luật lao động tại Trung Quốc. Cụ thể, các nhà cung ứng này đã định kỳ bổ sung nhân công cho nhà máy dưới hình thức lao động thời vụ hoặc “nhân công biệt phái”, qua đó vi phạm luật lao động của Trung Quốc trong việc yêu cầu không vượt quá 10% nhân công thời vụ.
Cũng giống như ở Mỹ, các nhân viên tạm thời ở Trung Quốc nhận được mức lương thấp hơn và ít lợi ích hơn, lượng nhân viên này ngày càng phổ biến khi sự quan tâm cho các nhà máy ngày càng bị thu hẹp, bất chấp luật hạn chế sử dụng lao động thời vụ có hiệu lực vào năm 2014. Nguồn tin của The Information cho hay, cũng trong năm 2014, Apple tiến hành một cuộc khảo sát các nhà cung cấp của mình ở Trung Quốc để xác định có bao nhiêu công ty đã tuân thủ quy định. Sau cuộc khảo sát, công ty phát hiện ra gần một nửa trong số 362 nhà máy đối tác của Apple đã vượt quá tỷ lệ sử dụng nhân công tạm thời.
Bất chấp thực tế đó, vào năm 2016, thời hạn chót để các công ty tuân thủ - thực trạng vẫn không có nhiều thay đổi. Ba cựu thành viên của "nhóm trách nhiệm nhà cung ứng" của Apple nói rằng công ty đã "không có hành động quyết liệt nào để yêu cầu các nhà cung cấp của mình cải thiện tình hình vì lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và ảnh hưởng tới lịch trình ra mắt sản phẩm”. Nếu các cáo buộc này là thật, thì nó đáng bị lên án vì Apple đang đóng vai trò một “nhà đạo đức giả”, Apple nên ngăn chặn các loại hình vi phạm này ở chuỗi cung ứng của họ với bất cứ giá nào.
Các dữ liệu mới mà Apple thu thập được trong 2018 cho thấy tình hình vẫn tiếp diễn, trong đó một nhà máy sản xuất Apple Watch của đối tác Quanta đã thuê 5.000 công nhân thời vụ để đưa tổng số nhân công của họ lên 18.000, tức là số nhân viên thời vụ chiếm tới 27% tổng nhân lực của công ty, vượt xa mức 10% mà luật pháp cho phép. Năm 2019, Apple thừa nhận số nhân công thời vụ tại Foxconn cũng đã vượt quá giới hạn 10%, mặc dù trước đó công ty này đã hứa hẹn sẽ không vi phạm nữa.
Một nhà cung cấp khác là Pegatron cũng có vi phạm tương tự khi thuê sinh viên làm lao động thời vụ và ngụy tạo hồ sơ lao động để qua mặt pháp luật. Dù Apple đã đưa công ty này vào diện “quản chế” cho đến khi vấn đề được giải quyết, nhưng vấn đề chưa được xử lý tận gốc và cách ứng xử với Pegatron chưa được áp dụng rộng rãi với các đối tác khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.