Apple chi gần 100 tỉ USD để đổi mới sản phẩm trong 5 năm qua

10/12/2022 08:04 GMT+7

Vị trí của Apple trên thị trường gắn liền với chiến lược đổi mới của công ty, với việc liên tục phân bổ ngân sách đáng kể trong những năm qua.

Cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ, nhưng Apple vẫn duy trì vị trí dẫn đầu bằng cách không ngừng phát hành các sản phẩm mới và dịch vụ sáng tạo phù hợp với cơ sở khách hàng trung thành của mình.

Dữ liệu do Finbold thu thập và tính toán vào ngày 8.12 cho thấy từ năm 2018 đến 2022, Apple đã chi tổng cộng khoảng 97,37 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong vòng 5 năm, chi tiêu của Apple cho phân khúc này tăng 84,33%, từ 14,24 tỉ USD năm 2018 lên 26,25 tỉ USD vào năm 2022.

Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển sẽ giúp Apple hướng tới nhiều doanh thu hơn bên cạnh việc củng cố hình ảnh thương hiệu

Reuters

Tại sao chi tiêu đổi mới của Apple tăng?

Chi tiêu của Apple một phần phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty, vốn đề cao việc tìm cách tạo ra sự đổi mới đột phá và đạt được lợi thế cạnh tranh. Hãng công nghệ Mỹ đã duy trì khoản chi lớn cho R&D nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng, phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty với đối thủ trên thị trường.

Đáng chú ý, chi tiêu năm 2022 của Apple vẫn tăng lên mặc cho nền kinh tế thế giới suy thoái, đặc trưng bởi lạm phát cao và nguy cơ tăng lãi suất. Phản ứng của Apple trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cho thấy một cái nhìn thoáng qua về cách công ty coi trọng bộ phận R&D như thế nào. Ví dụ, Apple tạm dừng tuyển dụng một số công việc, ngoại trừ bộ phận R&D, như biện pháp để giảm ngân sách khi sự không chắc chắn chiếm ưu thế.

Ý nghĩa chi tiêu R&D của Apple

Chi tiêu cho R&D cũng có thể được hiểu là Apple sẽ có nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn trong dòng nghiên cứu của mình bên cạnh iPhone, iPad, Mac và Apple Watch hiện tại. Hơn nữa, ngân sách này cho thấy tiềm năng của công ty trong việc xoay trục sang sản phẩm và dịch vụ mới khác, ngoài “con gà đẻ trứng vàng” iPhone.

Chi tiêu cho đổi mới còn thông báo chiến lược của Apple trong việc tìm cách sở hữu và kiểm soát công nghệ thúc đẩy các sản phẩm chính của mình. Apple đã tiến hành các vụ mua lại để tăng cường nền tảng cho việc xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới.

Hơn nữa, R&D sẽ giúp Apple hướng tới nhiều doanh thu hơn bên cạnh việc củng cố hình ảnh thương hiệu. Apple đã duy trì một lượng khách hàng trung thành nhờ hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ của mình suốt những năm qua. Do đó, công ty phải đầu tư nhiều hơn nữa vào nghiên cứu sản phẩm để giữ được trạng thái này.

Apple sẽ sản xuất Apple Watch và MacBook ở Việt Nam?

Giám sát về quy định

Tuy nhiên, dù chi tiêu tăng nhanh, Apple, giống như những gã khổng lồ công nghệ khác, vẫn phải đối mặt với rào cản giám sát từ phía cơ quan quản lý. Trong những năm gần đây, hãng này đã bị các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ hơn về vấn đề chống độc quyền.

Điều đáng nói là dù duy trì chi tiêu cho R&D, nhưng theo các nhà phân tích, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang bị tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, Apple không có cách nào hơn là phải phân bổ thêm tiền cho đổi mới.

Nhìn chung, chi tiêu R&D của Apple không đảm bảo khả năng sinh lời hoặc hiệu suất cổ phiếu tốt. Nhưng nó có thể bắt đầu được đền đáp khi các dự án đang nghiên cứu thành công. Tương tự, Apple cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất kém ngay cả khi đã đổ một khoản tiền đáng kể vào đổi mới.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.