Xuất hiện không ít ý kiến ủng hộ Apple, khi hãng này quyết định không mở khóa iPhone nhằm bảo về quyền lợi người dùng. Nhưng cũng có ý kiến cho thấy Apple đang đánh bóng tên tuổi của mình.
Apple thẳng thừng từ chối FBI trong việc mở khóa iPhone - Ảnh: Reuters |
Theo CNET, trong một diễn biến mới nhất, Apple đã một mực khẳng định sẽ từ chối hỗ trợ FBI mở khóa chiếc iPhone của kẻ tình nghi trong vụ khủng bố tại San Bernardino, California, Mỹ. Còn về phía các quan chức Mỹ, họ viện dẫn nhiều điều luật và thậm chí là đưa ra ánh sáng những vụ việc “tiếp tay” cho FBI trước đây của Apple.
Câu chuyện của chúng ta bắt đầu vào đầu năm 2016 khi có tin tòa án California yêu cầu Apple phải mở khóa và lấy dữ liệu trong chiếc iPhone của nghi phạm thảm sát tại San Bernardino. Tuy nhiên, câu trả lời từ phía Apple đưa ra là họ sẽ không giúp FBI truy cập những dữ liệu được yêu cầu.
Apple cương quyết bảo vệ quyền lợi của người dùng iPhone - Ảnh: Reuters
|
Câu chuyện Apple - FBI - iPhone
Trong đó, có 3 lý do chính được ông chủ của Apple đưa ra nhằm từ chối yêu cầu của giới chức Mỹ. Đầu tiên, Apple cho biết, hành động FBI yêu cầu Apple phải lập trình lại hệ thống bảo mật của mình, nhằm giúp giới chức Mỹ dễ dàng lấy được những thông tin mà họ cần thiết là vi phạm quyền tự do dân chủ đã được bảo vệ bởi Hiến pháp Mỹ.
Thứ hai, phía Apple cho rằng, FBI đang đòi hỏi quá nhiều ở một công ty công nghệ như Apple. Nếu muốn truy cập vào chiếc iPhone 5C với nền tảng bảo mật như vậy, họ thậm chí còn phải tạo ra một hệ điều hành mới song song, hoặc cần tới rất nhiều cơ sở vật chất, cũng như nhân lực nhằm phục vụ cuộc điều tra dài ngày của FBI.
Thứ ba, những gì FBI đang đòi hỏi Apple là tạo ra một đường hầm bí mật giúp giới chức Mỹ dễ dàng xâm nhập vào những chiếc iPhone, trong những trường hợp khẩn cấp, như vậy là đi ngược lại chính sách của Apple. Xa hơn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, sự riêng tư mà người dùng thương hiệu Apple đã tin tưởng.
Apple liệu được lợi gì?
Có thể thấy, luận điểm mà CEO Tim Cook vịn vào, đó là việc bảo vệ cho bằng được chiếc iPhone không chỉ vì danh tiếng của riêng Apple, mà đó còn là sự riêng tư, những điều khoản bảo mật của hàng trăm triệu người dùng trên thế giới. Đồng thời, CEO Apple khẳng định, công nghệ hiện tại không cho phép thực hiện yêu cầu mở khóa mà FBI mong muốn.
Trong đó, có 3 lý do chính được ông chủ của Apple đưa ra nhằm từ chối yêu cầu của giới chức Mỹ. Đầu tiên, Apple cho biết, hành động FBI yêu cầu Apple phải lập trình lại hệ thống bảo mật của mình, nhằm giúp giới chức Mỹ dễ dàng lấy được những thông tin mà họ cần thiết là vi phạm quyền tự do dân chủ đã được bảo vệ bởi Hiến pháp Mỹ.
Thứ hai, phía Apple cho rằng, FBI đang đòi hỏi quá nhiều ở một công ty công nghệ như Apple. Nếu muốn truy cập vào chiếc iPhone 5C với nền tảng bảo mật như vậy, họ thậm chí còn phải tạo ra một hệ điều hành mới song song, hoặc cần tới rất nhiều cơ sở vật chất, cũng như nhân lực nhằm phục vụ cuộc điều tra dài ngày của FBI.
Thứ ba, những gì FBI đang đòi hỏi Apple là tạo ra một đường hầm bí mật giúp giới chức Mỹ dễ dàng xâm nhập vào những chiếc iPhone, trong những trường hợp khẩn cấp, như vậy là đi ngược lại chính sách của Apple. Xa hơn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, sự riêng tư mà người dùng thương hiệu Apple đã tin tưởng.
Apple liệu được lợi gì?
Có thể thấy, luận điểm mà CEO Tim Cook vịn vào, đó là việc bảo vệ cho bằng được chiếc iPhone không chỉ vì danh tiếng của riêng Apple, mà đó còn là sự riêng tư, những điều khoản bảo mật của hàng trăm triệu người dùng trên thế giới. Đồng thời, CEO Apple khẳng định, công nghệ hiện tại không cho phép thực hiện yêu cầu mở khóa mà FBI mong muốn.
Xuất hiện không ít ý kiến cho rằng Apple đang tự đánh bóng tên tuổi - Ảnh: Reuters
|
Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định, sự hợp tác của Apple chính là nút thắt của vụ khủng bố đẫm máu, diễn ra vào cuối năm ngoái. Đại diện này hé lộ, trước đây, Apple đã không ít lần thực hiện các đơn đặt hàng của chính phủ. Nghĩa là Apple cũng từng có tiền lệ mở khóa các phiên bản iPhone trước đó. Và đây lại là một lần "làm cao" của CEO Tim Cook.
Sự ủng hộ của Apple tới từ đâu?
Dù đang phải đối mặt với sự phản đối từ chính phủ Mỹ, nhưng Apple lại có được sự ủng hộ rất lớn về mặt tinh thần từ những công ty công nghệ khác. Lần lượt các đại diện như CEO Sundar Pichai của Google, CEO Jack Dorsey của Twitter, hay CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã thể hiện sự ủng hộ với Apple, bằng hành động này hay khác.
Tuy nhiên, điều thú vị là trong suốt khoảng thời gian trước đó, các ông lớn từng lên tiếng ủng hộ Apple như Google hay Facebook cũng dính vào không ít vụ bê bối hỗ trợ chính phủ Mỹ thu thập thông tin người dùng. Có chăng, điều khác biệt là mọi chuyện chỉ vỡ lở khi sự đã rồi, còn với Apple là cuộc chiến dai dẳng chưa có hồi kết.
Bình luận (0)